Mẫu đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ (167/HS) và hướng dẫn chi tiết - Mới nhất - Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc

Mẫu đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ (167/HS) và hướng dẫn chi tiết – Mới nhất

Rate this post

[ad_1]

Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ là gì? Mẫu Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ (167/HS)? Soạn thảo Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ (167/HS)? Hoạt động đề nghị và áp dụng biện pháp bảo vệ?

Với tính chất đặc thù của các vụ án hình sự và nhu cầu thực tiễn đặt ra mà pháp luật tố tụng hình sự hiện hành đã dành ra một chương về việc bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác. Là một chủ thể tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự nên Viện Kiểm sát cũng có thẩm quyền trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ đối với các chủ thể này. Trong các quyền này thì Viện Kiểm sát có thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ khi thấy cần thiết. Việc đề nghị của Viện Kiểm sát được thể hiện bằng văn bản có tên gọi là Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí:

* Cơ sở pháp lý

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

– Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09 tháng 01 năm 2018 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố.

1. Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ là gì?

Biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với những người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại. Biện pháp bảo vệ được áp dụng khi nhận thấy có khả năng người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại gặp nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.

Tại Khoản 3 Điều 485 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

“3. Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ. Đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.”

Từ quy định này dễ dàng nhận thấy quyền đề nghị của Viện Kiểm sát nhân dân về việc áp dụng biện pháp bảo vệ khi nhận thấy cần tiến hành áp dụng biện pháp bảo vệ. Hoạt động đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ này được thể hiện bằng văn bản, đó chính là Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ.

Như vậy, có thể hiểu Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ (167/HS) chính là văn bản do Viện Kiểm sát nhân dân lập khi nhận thấy cần tiến hành áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố giác tội phạm, bị hại, người làm chứng hoặc người thân thích của những người này nhằm đảm bảo an toàn cho những cá nhân này. Văn bản này sẽ được gửi lên cơ quan điều tra đang thụ lý giải quyết vụ án, đó có thể là cơ quan điều tra thuộc Công an nhân dân hoặc cơ quan điều tra thuộc Bộ Quốc phòng nhân dân.

Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ (167/HS) được dùng để thể hiện đề nghị của Viện Kiểm sát nhân dân gửi tới cơ quan điều tra của Công an nhân dân có thẩm quyền để cơ quan này ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố giác tội phạm, bị hại, người làm chứng hoặc người thân thích của những người này. Hay nói cách khác thì Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ chính là một trong những căn cứ để Công an nhân dân tiến hành áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố giác tội phạm, bị hại, người làm chứng hoặc người thân thích của những người này.

2. Mẫu Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ (167/HS):

Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ (167/HS) được quy định trong Phụ lục của Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09 tháng 01 năm 2018 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố. Mẫu văn bản Đề nghị như sau:

Mẫu số 167/HS Theo QĐ số 15 ngày 09 tháng 01 năm 2018

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________

VIỆN KIỂM SÁT[1] …

[2]……………

____________

Số:…../CV-VKS…-…[3]

………, ngày……… tháng……… năm 20……

ĐỀ NGHỊ

ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ

Kính gửi: ……..[4]……..

Căn cứ các điều 484, 485, 486 và 487 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Xét thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo vệ đối với ông (bà) [5]……..… trong vụ án (hoặc vụ việc)……..…, vì lý do [6]………..

Đề nghị [4]……….. ra Quyết định áp dụng biện pháp [7]………

Đối với ông (bà) [5]: …………… Giới tính:

Tên gọi khác:………..Sinh ngày ….. tháng ……. năm ……. tại …..Quốc tịch: ………..; Dân tộc: ……; Tôn giáo: ………..Nghề nghiệp:  …….Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ……….cấp ngày………… tháng ……….. năm ……… Nơi cấp:…………

Nơi cư trú:  ……../.

Nơi nhận:

– Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;

-………..;

– Lưu: HSVA, HSKS, VP.

KIỂM SÁT VIÊN

(Ký tên, đóng dấu)

3. Soạn thảo Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ (167/HS):

Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ được hướng dẫn soạn thảo như sau:

[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này

[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)

[4] Cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định tại Điều 485 và Điều 487 Bộ luật Tố tụng hình sự

[5] Họ, tên người được bảo vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 484 Bộ luật Tố tụng hình sự

[6] Ghi rõ lý do bảo vệ theo quy định tại Điều 486 Bộ luật Tố tụng hình sự

[7] Nêu cụ thể biện pháp bảo vệ cần áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 486 Bộ luật Tố tụng hình sự

4. Hoạt động đề nghị và áp dụng biện pháp bảo vệ:

Hoạt động đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ chính là tiền đề để cơ quan điều tra tiến hành áp dụng biện pháp bảo vệ. Hoạt động đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ này được thực hiện khi tiến hành tố tụng đối với vụ án :”Khi tiến hành tố tụng đối với vụ án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhận được đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm xem xét, đề nghị Cơ quan điều tra cùng cấp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp cao nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.” (Khoản 3 Điều 487)

Thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ đó chính là Tòa án nhân dân, và Viện Kiểm sát nhân dân các cấp. Như vậy, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao đều có quyền tiến hành đề nghị cơ quan điều tra áp dụng biện pháp bảo vệ đối với các chủ thể mà Viện Kiểm sát cần thấy phải tiến hành bảo vệ hoặc đề nghị theo yêu cầu của người tố giác tội phạm, bị hại, người làm chứng và người thân thích của họ. Còn đối với việc đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ tại Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát quân sự trung ương được quy định tại đoạn thứ hai Khoản 2 Điều 485 như sau:

“Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có văn bản đề nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.”

Với quy định này, dễ dàng nhận thấy chủ thể trực tiếp tiến hành đề nghị đó chính là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương. Nhưng những chủ thể này dựa trên đề nghị của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương. Chủ thể mà gửi đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ đó chính là Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng. Sau khi xem xét đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát thì các cơ quan trên sẽ ra Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ và tiến hành thực hiện các biện pháp bảo vệ trên thực tế.

Tùy từng trường hợp khác nhau mà cơ quan điều tra sẽ áp dụng các biện pháp bảo vệ khác nhau như tiến hành canh gác, bảo vệ; hạn chế việc đi lại, gặp gỡ của người được bảo vệ; giữ bí mật; ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm hại,…. và các biện pháp khác theo quy định tại Điều 486 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Việc áp dụng các biện pháp bảo vệ chấm dứt khi cơ quan điều tra nhận thấy căn cứ xâm hại, đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ không còn, khi đó sẽ quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ đối với các cá nhân đó. Sau khi ban hành quyết định chấm dứt thì cơ quan này sẽ dừng lại các hoạt động bảo vệ người được bảo vệ lại.



[ad_2]

Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc
Logo
Enable registration in settings - general