Mẫu đề nghị áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ chi tiết nhất - Mới nhất - Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc

Mẫu đề nghị áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ chi tiết nhất – Mới nhất

Rate this post

[ad_1]

Đề nghị áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ là gì? Mẫu đề nghị áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ 2021? Hướng dẫn mẫu đề nghị áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ?

Theo các điều tra xã hội học thì người bị hai, người làm chứng, hoặc người thân thích của họ rất sợ phải đối mặt với người bị buộc tội, họ tỏ ra lo sợ và e dè trước những tác động tinh vi và tàn bạo hơn nhằm trả thù, gây sức ép lớn của người bị buộc tội, người thân thích của người bị buộc tội. Điều này dẫn đến xu hướng chung trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự các nước trên thế giới đều quy định về bảo vệ đối với các chủ thể này, trong đó có quyền đề nghị áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Thông tư 61/2017/TT-BCA về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

1. Đề nghị áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ là gì?

Biện pháp bảo vệ là phương thức, cách thức mà pháp luật tố tụng hình sự quy định để ngăn chặn hành vi xấu tác động tới tính mạng, sức khỏe, tài sản của người được bảo vệ. Bao gồm các biện pháp sau:

– Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;

– Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ;

– Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ;

– Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý;

– Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật;

– Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

Người được bảo vệ là người tham gia tố tụng với các tư cách khác nhau hoặc người thân thích của họ, bao gồm người tố giác tội phạm (là cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền); người làm chứng (người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.); bị hại (cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra); người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại (là người có mối quan hệ với người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại bao gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột).

Đề nghị áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ là văn bản do cá nhân là người được bảo vệ (người tố giác tội phạm; người làm chứng; bị hại; người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại) gửi tới cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ nhằm yêu cầu cơ quan này áp dụng một trong các biện pháp bảo vệ khi có căn cứ cho rằng tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của mình bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm.Văn bản đề nghị, yêu cầu có các nội dung chính: ngày, tháng, năm; tên, địa chỉ của người đề nghị; lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ; chữ ký hoặc điểm chỉ của người đề nghị. Trường hợp đề nghị của cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó ký tên và đóng dấu.

Đề nghị áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ trước hết là văn bản thể hiện quyền của người được bảo vệ trên sự ghi nhận của pháp luật, là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét có thực hiện áp dụng biện pháp bảo vệ hay không bởi họ là đối tượng được áp dụng. Thông thường, người được bảo vệ thường đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ, còn việc thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ thường do cơ quan điều tra chủ động thực hiện nếu xét thấy cần thiết vì nó liên quan đến nghiệp vụ. Đề nghị áp dụng còn là cách thức để người được bảo vệ chủ động bảo vệ mình trước khả năng bị tác động vê tính mạng, sức khỏe và tài sản.

Mặc dù cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ là cơ quan điều tra, tuy nhiên, người được bảo vệ có thể gửi văn bản đề nghị áp dụng tới Viện kiểm sát, tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, theo đó, khi tiến hành tố tụng đối với vụ án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhận được đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm xem xét, đề nghị Cơ quan điều tra cùng cấp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp cao nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Văn bản đề nghị áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ là hình thức duy nhất được chấp nhận, mặc dù, Khoản 2 Điều 487 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định rằng: “Trường hợp khẩn cấp, người được bảo vệ trực tiếp đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc thông qua phương tiện thông tin liên lạc nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản đề nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền nhận được đề nghị, yêu cầu phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ bảo vệ.” Vì vậy, suy đến cùng, việc đề nghị, yêu cầu áp dụng bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản.

Không phải mọi đề nghị áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ đều được chấp nhận, Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.

2. Mẫu đề nghị áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………(1)………………

……….(2)……………….

Số:……(3)……..

……….(4)…………., ngày ……….. tháng …….. năm…….

 ĐỀ NGHỊ

ÁP DỤNG/THAY ĐỔI/BỔ SUNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ

  Kính gửi: (1*)

Tên tôi là: …….(5)………………… Giới tính:……..

Tên gọi khác:……..

Sinh ngày………….tháng………..năm………………tại:……………..

Quốc tịch:………………………..; Dân tộc:…………………; Tôn giáo: ……..

Nghề nghiệp:……………….. Số điện thoại để liên hệ: …………….

Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: …………

cấp ngày…………….tháng………….năm ……………………Nơi cấp:……………….

Nơi cư trú: …………….                ………………..

(2*) ………

trong vụ án/vụ việc: ……………

Lý do và nội dung đề nghị: (6)

……………….

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ (7)

(Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ; nếu là

cơ quan/tổ chức thì ký tên và đóng dấu)

3. Hướng dẫn mẫu đề nghị áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ:

(1) Tên cơ quan chủ quản (chỉ trong trường hợp chủ thể đề nghị là Viện kiểm sát, Tòa án hoặc tổ chức có đơn vị chủ quản)

(2) Tên cơ quan, tổ chức đề nghị

(3) Ghi số, ký hiệu văn bản

(4) Ghi địa danh (tỉnh, thành phố), ngày tháng năm làm mẫu đề nghị

(5) Ghi thông tin cá nhân người đề nghị, đại diện cơ quan, tổ chức đề nghị

(6) Ghi lý do, nội dung đề nghị, thường là khi thấy có nguy cơ hoặc đã bị nguy hiểm về tính mạng, sức khỏe và tài sản

(7) Người đề nghị ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ; nếu là  cơ quan/tổ chức thì ký tên và đóng dấu.

(1*) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án;

Thông thường để nhanh chóng được áp dụng biện pháp bảo vệ, người được bảo vệ nên gửi tới cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, cụ thể, tại Điều 485 Bộ luật tố tụng hình sự cũng đã quy định rõ:

 Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ gồm:

– Cơ quan điều tra của Công an nhân dân;

– Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.

 Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm:

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương.

(2*) Ghi rõ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và những người thân thích của họ.



[ad_2]

Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc
Logo
Enable registration in settings - general