Mẫu hợp đồng thuê, mượn tài sản và hướng dẫn soạn thảo - Download - Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc

Mẫu hợp đồng thuê, mượn tài sản và hướng dẫn soạn thảo – Download

Rate this post

[ad_1]

Mượn tài sản là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Mẫu hợp đồng cho mượn tài sản? Mẫu hợp đồng thuê tài sản là gì? Hướng dẫn cách soạn thảo?

Thuê hay mượn tài sản là các nhu cầu dân sự của con người. Do đó cũng được quản lý trong pháp luật dân sự, thông qua các hợp đồng thuê, mượn tài sản. Mẫu hợp đồng được soạn thảo ràng buộc các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng. Cũng như trở thành căn cứ để cơ quan nhà nước quản lý, giải quyết nếu có tranh chấp phát sinh. Thuê và mượn tài sản xác định bản chất và quan hệ ràng buộc nghĩa vụ pháp lý khác nhau. Cùng tìm hiểu cách soạn thảo đối với hai mẫu hợp đồng này.

Căn cứ pháp lý: Bộ luật Dân sự năm 2015.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài:

1. Mượn tài sản là gì?

Mượn tài sản là sự thỏa thuận cho mượn để sử dụng tài sản giữa bên cho mượn và bên đi mượn. Bên mượn được quản lý, sử dụng cũng như khai thác công dụng của tài sản theo thỏa thuận. Bên đi mượn có trách nhiệm trả lại đúng tài sản đã mượn.

Như vậy: Mượn tài sản nào thì vẫn phải trả lại tài sản đó như ban đầu. Họ không phải thực hiện các nghĩa vụ thanh toán chi phí tương đương.

Hợp đồng mượn tài sản:

Theo quy định tại Điều 494 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:

“Điều 494: Hợp đồng mượn tài sản:

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”

Quan hệ cho mượn được thực hiện khi các bên tự nguyện thỏa thuận. Theo đó, ngoài các trách nhiệm bảo quản tài sản, bên mượn không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên cho mượn. Do đó, bên cho mượn cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua các ràng buộc hợp đồng.

Như vậy:

Trong quá trình mượn tài sản, bên mượn có quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản. Tức là có đầy đủ các quyền quản lý, khai thác công dụng của tài sản, hưởng hoa lợi trong thời hạn mượn. Hợp đồng mượn giúp bên cho mượn được bảo vệ các quyền lợi tốt hơn.

Việc cho mượn thông thường không có bất kỳ sự ràng buộc nào về pháp lý. Khi xảy ra thiệt hại, hoặc tranh chấp rất khó để giải quyết. Do đó việc tạo lập một hợp đồng giữa bên cho mượn và bên mượn là việc vô cùng cần thiết, giúp giảm thiểu những rủi ro, những tranh chấp không đáng có.

2. Các thuật ngữ tiếng Anh:

Hợp đồng thuê tài sản tiếng Anh là Property lease contract.

Hợp đồng mượn tài sản tiếng Anh là Contract to borrow property.

3. Mẫu hợp đồng cho mượn tài sản:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM      

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

……., ngày….tháng….năm…..

  HỢP ĐỒNG CHO MƯỢN TÀI SẢN

Tại (địa điểm): ……..

Chúng tôi gồm có:

Bên A (Bên cho mượn)

Họ tên: ……  Sinh năm: …… Tại:  ….

CMND số: …..  Cấp ngày:……Tại: ………

Cư trú tại:….

Bên B (Bên đi mượn)

Họ tên: ……  Sinh năm: …… Tại:  …..

CMND số: ……  Cấp ngày:……Tại: ……..

Cư trú tại:…..

Hai bên thống nhất lập bản hợp đồng cho mượn như sau:

Điều 1Đối tượng của hợp đồng

Bên A đồng ý cho bên B mượn tài sản …….(tên loại tài sản, có thể mô tả đặc điểm tài sản)

Tài sản có tình trạng sử dụng như sau (còn sử dụng bao nhiêu %, các đặc điểm liên quan đến hao mòn tài sản ở thời điểm hiện tại; nếu là nhà thì có mấy phòng, diện tích sử dụng chính, phụ, diện tích đất,…)

Điều 2: Thời hạn của hợp đồng

Bên A đồng ý cho bên B mượn tài sản với tình trạng như trên. Trong đó, thời hạn được thỏa thuận trong thời gian là …….. (ngày, tháng, năm cụ thể), được tính từ ngày …….. đến ngày ……….)

Khi cần trong thời hạn hợp đồng, bên A có thể lấy lại tài sản sau khi đã thông báo cho bên B trước … ngày. Hoặc các bên buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi xảy ra tình trạng vi phạm hợp đồng như:

……

Bên B có thể hoàn trả lại tài sản bất cứ lúc nào khi không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không đạt yêu cầu của mình. Phải đảm bảo các quyền và nghĩa vụ cho các bên như thỏa thuận.

Điều 3: Nghĩa vụ của 2 bên

1. Nghĩa vụ của bên A

– Nêu rõ tình trạng tài sản và các khuyết tật của tài sản tại thời điểm cho mượn.

– Lưu ý cho bên B khi sử dụng tài sản (những khả năng xảy ra nguy hiểm, đặc tính riêng biệt,…)

– Nêu các yêu cầu bảo quản, tu bổ, sữa chữa trong quá trình sử dụng,…

2. Nghĩa vụ của bên B

– Trong thời hạn mượn, bên B có trách nhiệm bảo vệ, quản lý và sử dụng đúng mục đích của tài sản. Phải chịu mọi trách nhiệm về mất mát, hư hỏng (nếu xảy ra), không được tự ý thay đổi trạng thái của tài sản.

– Không được cho người khác mượn lại, nếu không có ý kiến đồng ý của bên A.

– Có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế (nếu mượn các tư liệu sản xuất) về các phụ tùng, phụ kiện và chịu mọi chi phí khác để bảo đảm giá trị sử dụng bình thường của tài sản trong thời hạn cho mượn. Cũng như tuân thủ các thỏa thuận đã cam kết thực hiện với bên A.

– Giao trả nguyên trạng thái đang sử dụng đúng thời hạn hợp đồng với đầy đủ phụ tùng, phụ kiện của nó. Nếu làm mất phải tìm mua thay thế,…

Điều 4: Trách nhiệm vi phạm hợp đồng

– Bên A không được từ chối các nghĩa vụ đã cam kết khi đã cho mượn tài sản.

– Bên B vi phạm nghĩa vụ thì tiến hành xử lý như sau:…(xử lý như thế nào, trường hợp để mất mát, hư hỏng tài sản thì phải chịu trách nhiệm gì?)

Điều 5: Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …… đến ngày ……

Hợp đồng này được lập thành ……… bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ …… bản.

Gửi người làm chứng hoặc cơ quan chính quyền cấp … bản (nếu cần).

ĐẠI DIỆN BÊN A

Ký tên

Họ và tên

ĐẠI DIỆN BÊN B

Ký tên

Họ và tên

Xác nhận của người (hoặc cơ quan) làm chứng.

  1. ………
  2. ……..
  3. ……..

4. Mẫu hợp đồng thuê tài sản là gì?

Hiện nay việc cho người khác thuê tài sản để sản xuất kinh doanh ngày càng phổ biết. Tài sản thuê được sử dụng vào mục đích sử dụng hay khai thác công dụng của bên thuê, tìm kiếm các lợi nhuận thực tế. Các bên trao cho nhau quyền lợi và xác lập các nghĩa vụ thuê, mượn tài sản.

Khi thuê tài sản, phát sinh các trách nhiệm thực tế của bên thuê đối với tài sản. Như bảo quản tài sản thuê trong quá trình sử dụng, trả tiền và tài sản thuê đúng hạn như đã thỏa thuận. Và các nghĩa vụ này cần được xác lập cụ thể trong hợp đồng giữa các bên. Từ đó giúp bên có tài sản được đảm bảo quyền lợi, cũng như đảm bảo chất lượng, giá trị của tài sản thuê.

Một trong hai bên không thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ của mình sẽ xâm phạm đến quyền, có thể gây thiệt hại cho bên kia. Do đó, hợp đồng ràng buộc các bên tự nguyện thực hiện nghĩa vụ khi đúng hạn như đã thỏa thuận. Cũng như có căn cứ để giải quyết tranh chấp xảy ra trên thực tế theo quy định pháp luật.

Mặt khác việc soạn thảo hợp đồng thuê tài sản trước khi cho thuê cũng rất quan trọng, các điều khoản soạn thảo càng cụ thể, rõ ràng càng đảm bảo được quyền lợi của bên cho vay khi có tranh chấp xảy ra.

Mẫu hợp đồng thuê tài sản:

Hợp đồng thuê tài sản bao gồm nội dung cơ bản trong quyền, nghĩa vụ phát sinh. Như:

+ Thông tin về tài sản được thuê là đối tượng của hợp đồng.

+ Thông tin về bên thuê và bên cho thuê.

+ Giá thuê.

+ Thời hạn thuê tài sản và các nội dung quyền, nghĩa vụ cụ thể khác.

Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng dân sự thông dụng. Theo đó, bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để bên thuê sử dụng trong thời hạn nhất định, còn bên thuê phải trả tiền thuê. Trong trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê thì các bên chỉ được thoả thuận về giá thua trong phạm vi khung giá đó.

Hình thức của hợp đồng thuê tài sản:

Phụ thuộc vào đối tượng của hợp đồng là động sản hay bất động sản mà hình thức của hợp đồng phải tuân theo quy định của pháp luật. Cũng như tuân thủ các quy định của nhà nước trong việc xác lập giao dịch, hợp đồng liên quan.

– Nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản mà nhà nước không kiểm soát khi chuyển nhượng hoặc tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu:

 Khi đó, hợp đồng thuê tài sản phải được lập thành văn bản nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Văn bản do các bên viết tay hoặc đánh máy và có chữ kí của hai bên. Văn bản còn có thể là hóa đơn cho thuê (nếu thuê lại cửa hàng có đăng kí kinh doanh). Các hình thức này đảm bảo cho quyền và nghĩa vụ của các bên được ràng buộc bởi quy định pháp luật.

Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa bên cho thuê và bên thuê, vào thời gian dài hay ngắn mà các bên có thể thỏa thuận bằng miệng hoặc bằng văn bản.

– Nếu đối tượng của hợp đồng là bất động sản hoặc tài sản phải đăng kí quyền sở hữu và pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng kí hoặc phải xin phép:

Khi đó, các bên trong hợp đồng thuê tài sản phải tuân theo quy định này. Tức là phải đảm bảo thực hiện trình tự, thủ tục trong quy định quản lý nhà nước.

Việc thuê quyền sử dụng đất phải tuân theo quy định của luật đất đai. Đây là tài sản có tính đặc thù trong hoạt động quản lý nhà nước.

5. Hướng dẫn cách soạn thảo:

Mẫu hợp đồng cần thực hiện theo mẫu chung đối với các văn bản hành chính. Trong đó, trình bày các nội dung đối với:

– Quốc hiệu tiêu ngữ.

– Địa điểm, thời gian thỏa thuận, xác lập hợp đồng.

– Tên hợp đồng. Tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích thuê hay mượn tài sản để xác định tên cho hợp đồng.

– Các thông tin đối với chủ thể xác lập, có quyền và nghĩa vụ liên quan trọng hợp đồng.

+ Trong hợp đồng thuê tài sản thì có: Bên cho thuê, Bên thuê tài sản.

+ Trong hợp đồng mượn tài sản thì có: Bên cho mượn và Bên mượn tài sản.

– Đối tượng cho thuê, cho mượn là tài sản gì. Cung cấp các thông tin liên quan của tài sản là đối tượng của hợp đồng.

– Xác lập thỏa thuận của các bên liên quan đối với đối tượng của hợp đồng. Cũng như ràng buộc quyền và nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể.

– Trách nhiệm vi phạm hợp đồng/ Hiệu lực hợp đồng. Giúp ràng buộc các bên trong quan hệ hợp đồng về cách thức tổ chức, thực hiện khai thác, sử dụng tài sản. Để đảm bảo các quyền lợi bên cạnh nghĩa vụ phải tuân thủ.

– Ký tên, đóng dấu.



[ad_2]

Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc
Logo
Enable registration in settings - general