Mẫu quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (dành cho Hội đồng xét xử) (39-DS) - Mới nhất - Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc

Mẫu quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (dành cho Hội đồng xét xử) (39-DS) – Mới nhất

Rate this post

[ad_1]

Mẫu quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là gì? Mẫu quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự? Hướng dẫn làm Mẫu quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự? Một số quy định của pháp luật về công nhận sự thoả thuận của các đương sự? Trình tự thủ tục Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm?

Việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là quyền của các đương sự trong việc thỏa thuận với nhau để thống nhất bảo vệ tối đa các quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự phai thực hiện dựa trên các nguyên tắc và trình tự thủ tục do pháp luật đề ra. Và kèm theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự do hội đồng xét xử đề ra. Vậy làm Mẫu quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (dành cho Hội đồng xét xử).

Cơ sở pháp lý: Bộ Luật Tố Tụng Dân sự 2015

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại:

1. Mẫu quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự (dành cho Hội đồng xét xử) là gì? 

Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm (giai đoạn sơ thẩm), sau khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải lập biên bản hòa giải thành, hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự theo quy định của pháp luật đề ra

Căn cứ khoản 1, TạiĐiều 213 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thì: “Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.”

Mẫu quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự (dành cho Hội đồng xét xử) là mãu với các nội dung và thông tin về vấn đề công nhận sự thoả thuận của các đương sự trong các trương hợp cụ thể do pháp luật quy định

Mẫu quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự (dành cho Hội đồng xét xử) là quyết định do hội đồng xét xử đề ra đê sử dung công nhận sự thoả thuận của các đương sự do các đương sự thỏa thuận với nhau để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự

2. Mẫu quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự (dành cho Hội đồng xét xử):

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________

…., ngày…… tháng …… năm……

TÒA ÁN NHÂN DÂN……..(1)

___________

Số:…../…../QĐST-….. (2)

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ

TÒA ÁN NHÂN DÂN…………

Với Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:

Thẩm phán – Chủ tọa phiên toà: Ông (Bà)……

Thẩm phán (nếu Hội đồng xét xử gồm có 5 người): Ông (Bà)……

Các Hội thẩm nhân dân:

1. Ông (Bà)…….

2. Ông (Bà)…….

3. Ông (Bà)………

Căn cứ vào các điều 212, 213, 235 và 246 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Căn cứ hồ sơ vụ án dân sự thụ lý số:…/../TLST-….(3) ngày…tháng… năm….

XÉT THẤY:

Tại phiên tòa các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của các đương sự là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

QUYẾT ĐỊNH:

1. Công nhận sự thoả thuận của các đương sự:(4)……..

2. Sự thoả thuận của các đương sự cụ thể như sau:(5)………

3. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

4. Quyết định này được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

(6)

Nơi nhận:

–  Ghi theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 212 của Bộ luật tố tụng dân sự;

– Lưu hồ sơ vụ án.

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự (dành cho Hội đồng xét xử):

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 39-DS:

(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 56/2017/QĐST-KDTM).

(3) Ghi số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số 50/2017/TLST-KDTM).

(4) Ghi họ tên, tư cách đương sự trong vụ án, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của các đương sự theo thứ tự như hướng dẫn cách ghi trong mẫu bản án sơ thẩm.

(5) Ghi đầy đủ lần lượt các thoả thuận của các đương sự về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án đã được thể hiện trong biên bản hoà giải thành (kể cả án phí).

(6) Phần cuối cùng của Quyết định cần phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử (Quyết định này phải lưu vào hồ sơ vụ án); Quyết định gửi cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp thì cần ghi như sau:

Nơi nhận:

–   Ghi theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 212 của Bộ luật tố tụng dân sự;

– Lưu hồ sơ vụ án.

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

4. Một số quy định của pháp luật về công nhận sự thoả thuận của các đương sự (dành cho Hội đồng xét xử):

Tại Điều 246. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định: 

1. Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không; trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án.

2. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật theo quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.

Theo đó, Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm (giai đoạn sơ thẩm), và sau khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải lập biên bản hòa giải thành, thời gian khi hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự theo quy định của pháp luật

Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, bất cứ ở giai đoạn tố tụng nào đương sự cũng có quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trên cơ sở tự nguyện, và không được vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội theo quy định. Và hơn nữa căn cứ tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án phải có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự theo quy định

5. Trình tự thủ tục Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm:

5.1. Nguyên tắc thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm:

Căn cứ dựa Theo khoản 1 Điều 300 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tại phiên tòa phúc thẩm, các bên đương sự được quyền tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự và phải dựa trên nguyên tắc như sau:

+ Các bên tự nguyện;

+ Không vi phạm điều cấm của luật;

+ Không trái đạo đức xã hội;

+ Các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc chịu án phí sơ thẩm, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định theo quy định của pháp luật.

Theo đó việc thực hiện quyền tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự phải lưu ý về việc thực hiện đúng các nguyên tắc theo quy định để đảm báo sự thỏa thuận đó đúng đắn, khách quan và tuân thủ đúng các quy định về trình tự và thủ tục do pháp luật đề ra. và ngoài ra nếu không đảm bảo đúng các nguyên tắc nêu trên thì sự thỏa thuận giữa các đướng sự sẽ không đươc ghi nhận theo quy định

5.2. Thủ tục công nhận sự thỏa thuận của các đương sự:

– Trong thủ tục bắt đầu xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, và sau khi kết thúc thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm thì một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm công bố nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật và theo đó  Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không và công nhân sự thỏa thuận đó.

5.3. Hệ quả của việc tự thỏa thuận thành của các đương sự:

Quyết định công nhận thỏa thuận của Tòa án và Sau khi tự thỏa thuận được về việc giải quyết vụ án dân sự, tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận các đương sự theo quy định của pháp luật hiện hành

5.4. Quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự được thi hành như thế nào?

Căn cứ theo Điều 314 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định, bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án, như vậy, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực ngay và được thi hành ngay theo quy định pháp luật tố tụng dân sự.quy định về vấn đề này.



[ad_2]

Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc
Logo
Enable registration in settings - general