Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định của phó thủ trưởng cơ quan điều tra - Download - Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc

Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định của phó thủ trưởng cơ quan điều tra – Download

Rate this post

[ad_1]

Quyết định hủy bỏ quyết định của phó thủ trưởng cơ quan điều tra là gì? Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định của phó thủ trưởng cơ quan điều tra? Hướng dẫn mẫu quyết định hủy bỏ quyết định của phó thủ trưởng cơ quan điều tra?

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng cơ quan điều tra với tư cách là người đứng đầu cơ quan điều tra có thể ủy quyền cho một phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. Sự ủy quyền này buộc Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vượt quá nhiệm vụ, quyền hạn. Nếu quyết đinh/lệnh do Phó Thủ trưởng ban hành không có căn cứ hoặc trái pháp luật, đồng thời Quyết định hoặc Lệnh không thuộc trường hợp Viện kiểm sát phê chuẩn hoặc chưa phê chuẩn thì Thủ trưởng cơ quan điều tra có quyền quyết định hủy bỏ quyết định của phó Thủ trưởng.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Thông tư 61/2017/TT-BCA về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

1. Quyết định hủy bỏ quyết định của phó thủ trưởng cơ quan điều tra là gì?

Trong tố tụng hình sự Việt Nam, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra có vị trí, vai trò quan trọng, là chủ thể trực tiếp tham gia khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Hoạt động của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra thông qua việc ra các quyết định tố tụng là cơ sở cho vận hành của cơ quan điều tra đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hình sự một cách khách quan, chính xác, đúng thời hạn do luật định.

Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân năm 2005 thì Thủ trưởng cơ quan điều tra được định nghĩa là người chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo mọi hoạt động điều tra của cơ quan điều tra theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự. Tương tư, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra là người chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo mọi hoạt động điều tra của cơ quan điều tra theo quy định pháp luật hiện hành khi thủ trưởng cơ quan điều tra vắng mặt hoặc theo cơ chế ủy nhiệm.

Trong cơ quan điều tra, Thủ trưởng cơ quan điều tra là người phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan, Thủ trưởng cơ quan điều tra có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo những hoạt động của cơ quan điều tra bảo đảm nhiệm vụ của cơ quan điều tra được thực hiện, vừa là người đứng đầu, đại diện cho cơ quan điều tra, đồng thời là người tiến hành tố tụng khi thực hiện điều tra vụ án, Thủ trưởng cơ quan điều tra có quyền phân công điều tra viên thụ lý vụ án, quyết định áp dụng các hoạt động điều tra tố tụng quan trọng, then chốt nhất trong quá trình điều tra, kiểm tra, đôn đốc tiến độ công tác điều tra và chịu trách nhiệm cá nhân và toàn bộ hoạt động điều tra của cơ quan điều tra.

Vai trò của Thủ trưởng cơ quan điều tra thể hiện chủ yếu ở việc tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra của điều tra viên, đảm bảo các biện pháp điều tra của điều tra viên được thực hiện một cách đúng pháp luật, khách quan, toàn diện, đầy đủ, làm  rõ được những chứng cứ xác định có tội, những chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết giảm nhẹ của bị can, đảm bảo không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

Trong quá trình điều tra vụ án, Thủ trưởng cơ quan điều tra phải bao quát toàn bộ những nội dung và các biện pháp, hoạt động điều tra của các điều tra viên trong cơ quan điều tra, chỉ đạo thực hiện những biện pháp cấp bách; tổ chức lực lượng truy tùm thủ phạm,….Quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan điều tra là rất lớn, biết sử dụng quyền hạn đó của mình đúng lúc, đúng chỗ, đúng pháp luật và giới hạn ở mức độ cần thiết là một đòi hỏi đạo đức quan trọng đối với Thủ trưởng cơ quan điều tra.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu Thủ trưởng cơ quan điều tra là người tiến hành tố tụng thuộc cơ quan điều tra được bỏ nhiệm theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, được trao quyền năng tố tụng nhất định để tổ chức, chỉ đạo mọi hoạt động điều tra của cơ quan điều tra cũng như thực hiện các biện pháp điều tra theo luật định nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án. Thủ trưởng cơ quan điều tra có một số đặc điểm cơ bản sau:

– Thủ trưởng cơ quan điều tra là người tổ chức, chỉ đạo hoạt động điều tra;

– Thủ trưởng cơ quan điều tra là người tổ chức công tác hành chính tư pháp của cơ quan điều tra;

– Thủ trưởng cơ quan điều tra là người tổ chức thực hiện trách nhiệm của cơ quan điều tra, bảo đảm cho việc điều tra vụ án chính xác, toàn diện, khách quan, hợp pháp và bảo đảm quyền con người trong điều tra vụ án hình sự;

– Đáp ứng tiêu chuẩn và được bổ nhiệm theo trình tự, thủ tục luật định.

Đối với Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, cả về phương diện pháp lý và cách hiểu thông thường thì Phó Thủ trưởng sẽ là người thay thế Thủ trưởng Cơ quan điều tra tiến hành mọi hoạt động điều tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan điều tra khi thủ trưởng vắng mặt theo cơ chế ủy nhiệm. Phó Thủ trưởng có những đặc điểm riêng sau:

– Phó thủ trưởng cơ quan điều tra là người thay thế thủ trưởng cơ quan điều tra theo cơ chế ủy nhiệm khi Thủ trưởng vắng mặt. Lúc này, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra sẽ là người đứng đầu, đại diện cho cơ quan điều tra đồng thời là người tiến hành tố tụng trong việc điều tra vụ án hình sự.

– Phó thủ trưởng cơ quan điều tra được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm theo trình tự, quy định của pháp luật;

– Cũng như thủ trưởng cơ quan điều tra, phó thủ trưởng cơ quan điều tra phải đảm bảo các tiêu chuẩn về kiến thức pháp luật, phẩm chất đạo đức, năng lực thực tiễn tổ chức điều tra vụ án và tiến hành các hoạt động điều tra;

– Khi được ủy quyền, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan điều tra. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền.

Vì vậy, khái niệm về Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra được hiểu như sau: Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra là người tiến hành tố tụng thuộc cơ quan điều tra, được Thủ trưởng cơ quan điều tra ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, có trình độ, phẩm chất, năng lực nhất định, được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm để tổ chức, chỉ đạo mọi hoạt động điều tra của cơ quan điều tra và thực hiện các biện pháp điều tra trong điều tra vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Quyết định hủy bỏ quyết định của Phó thủ trưởng cơ quan điều tra là văn bản do Thủ trưởng cơ quan điều tra ban hành nhằm chấm dứt hiệu lực đối với Quyết định hoặc Lệnh không thuộc trường hợp VKS phê chuẩn hoặc chưa phê chuẩn do Phó thủ trưởng cơ quan điều tra ban hành trước đó do không có căn cứ hoặc trái pháp luật.

Quyền quyết định hủy bỏ quyết định của Phó thủ trưởng được trao cho cho Thủ trưởng cơ quan điều tra và được ghi nhận tại Điểm c, Khoản 1, Điều 36, cụ thể: “Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn: Quyết định phân công hoặc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra; kiểm tra các hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Điều tra viên, Cán bộ điều tra; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Điều tra viên.”

Quyết định hủy bỏ quyết định của phó thủ trưởng cơ quan điều tra có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là văn bản thể hiện quyền của Thủ trưởng cơ quan điều tra, cũng là trách nhiệm của chủ thể này trong việc theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của cơ quan, cá nhân trong cơ quan. Đảm bảo cho các quyết định của Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra là tuân thủ pháp luật, có căn cứ. Kể từ thời điểm quyết định có hiệu lực, quyết định của Phó thủ trưởng bị hủy bỏ và không còn giá trị trước đó hay hiện tại đối với cá nhân, tổ chức, đơn vị có liên quan trong quyết định.

2. Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định của phó thủ trưởng cơ quan điều tra:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………..(Tên cơ quan chủ quản)…….

……..(Tên đơn vị ra quyết định)……..

Số: ….(Ghi số, ký hiệu văn bản)……..

…….Địa danh (tỉnh, thành phố)………., ngày ………. tháng ……… năm………..

 QUYẾT ĐỊNH HUỶ BỎ QUYẾT ĐỊNH/LỆNH CỦA

PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA/ĐIỀU TRA VIÊN (1)

 Tôi:…(Tên Thủ trưởng Cơ quan điều tra)..

Chức vụ:..

Căn cứ(2)………..

Căn cứ khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự,

QUYẾT ĐỊNH:

Huỷ bỏ Quyết định/Lệnh……

số: ……….  ngày ………… tháng ……….. năm …………….. của………

về việc:….

Quyết định này gửi đến Viện kiểm sát……………

và thông báo cho(3) …….. biết.

Nơi nhận:

– VKS …..

– Phó Thủ trưởng CQĐT/ĐTV;

– …..

– Hồ sơ 2 bản.

…….Thủ trưởng Cơ quan điều tra (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)…..

3. Hướng dẫn mẫu quyết định hủy bỏ quyết định của phó thủ trưởng cơ quan điều tra:

(1) Sử dụng đối với Quyết định hoặc Lệnh không thuộc trường hợp VKS phê chuẩn hoặc chưa phê chuẩn;

(2) Ghi rõ căn cứ khẳng định Quyết định của Phó Thủ trưởng CQĐT/ĐTV là không có căn cứ hoặc trái pháp luật;

(3) Ghi tên cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức có liên quan.



[ad_2]

Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc
Logo
Enable registration in settings - general