Mẫu quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo chi tiết nhất - Mới nhất - Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc

Mẫu quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo chi tiết nhất – Mới nhất

Rate this post

[ad_1]

Quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo là gì? Mẫu quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo? Hướng dẫn mẫu quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo?

Tố cáo là quyền của công dân được nhà nước, xã hội tôn trọng, là quyền được ghi nhận trong hầu hết các lĩnh vực pháp luật, ở tất cả các cơ quan nhà nước, khi cá nhân cho rằng, các quyết định, hành vi của người có thẩm quyền là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng. Tương ứng với quyền tố cáo là nghĩa vụ giải quyết tố cáo của cơ quan, đây là cách để quyền tố cáo được bảo đảm trên thực tế. Tố cáo và giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự cũng mang bản chất như vậy, khi tiếp nhận đơn tố cáo, chủ thể có thẩm quyền phải tiến hành phân công xác minh nội dung tố cáo và phải đưa ra được kết luận cuối cùng về hoạt động xác minh đó.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:

Cơ sở pháp lý:

Thông tư 61/2017/TT-BCA về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

1. Quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo là gì?

Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước biết về hành vi mà họ cho rằng vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, tổ chức, cộng đồng hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Tố cáo trong tố tụng hình sự là một loại tố cáo tư pháp và được hiểu là việc cá nhân báo cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền biết về hành vi của người tiến hành tố tụng hình sự mà họ cho rằng vi phạm pháp luật đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, tổ chức, cộng đồng hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo là văn bản do chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố cáo ban hành nhằm phân công, yêu cầu người tiến hành tố tụng khác trong cơ quan, đơn vị mình thực hiện hoạt động kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo theo đơn tố cáo của người tố cáo.

Quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo là bước đầu trong công tác giải quyết tố cáo, là sự thể hiện trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc tiếp nhận và xử lý nội dung tố cáo. Quyết định phân công làm phát sinh nghĩa vụ của người được phân công trong việc phải thực hiện kiểm tra, xác minh và đưa lại kết quả cho thủ trưởng.

Khi nghiên cứu về phân công xác minh nội dung tố cáo, ta thấy được trách nhiệm của chủ thể giải quyết tố cáo, đó là cơ quan, người tiến hành tố tụng được giao quyền tiếp nhận, xác minh, giải quyết, kết luận nội dung tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành tố tụng và ban hành văn bản trả lời người tố cáo theo quy định của pháp luật.

Chủ thể giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo, lập biên bản ghi nhận việc tố cáo của cá nhân (trường hợp cần thiết có thể ghi âm) khi họ trực tiếp đến trình bày việc tố cáo và ghi chép đầy đủ nội dung tố cáo vào sổ thụ lý và theo dõi giải quyết tố cáo, phải giữ bí mật họ tên, địa chi, bút tích của người tố cáo theo yêu cầu của họ, kịp thời yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ người tổ cáo trong trường hợp họ bị đe dọa, trù dập, trả thù.

Chủ thể giải quyết tố cáo phải ra quyết định về việc kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo. Quyết định này phải ghi họ tên, chức vụ của người được giao nhiệm vụ xác minh, nội dung cần xác minh, thời gian xác minh, quyền hạn và trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ xác minh. Khi xác minh, người được giao nhiệm vụ có quyền trực tiếp gặp gỡ người tổ cáo, người bị tố cáo và những người có liên làm rõ những vấn đề cần xác minh.

Trong quá trình giải quyết tố cáo, nếu phát hiện thấy hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành tố tụng thì chủ thế giải quyết tố cáo phải áp dụng biện pháp khắc phục hoặc kiến nghị cơ quan, cá nhân có trách nhiệm áp dụng biện pháp khắc phục và xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật, không phải đợi kết quả giải quyết tố cáo. Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tổ cáo bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải quyết định áp dụng những biện pháp bảo vệ đối với họ theo Điều 488 Bộ luật tổ tụng hình sư năm 2015, ngăn chặn thiệt hại có thể quan để xảy ra.

Căn cứ kết quả xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, chủ thể giải quyết tố cáo có văn bản thông báo nội dung kết luận cho người tố cáo (nếu họ có yêu cầu); nếu tố cáo sai sự thật thì kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý người tố cáo theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người bị tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật phải xử lý kỷ luật thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý.

Nhìn chung trong thời gian qua, các cơ quan tiến hành tố tụng đã tích cực, kịp thời xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình su theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức và đã có những biện pháp hiệu quả để xử lý những sai phạm xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, số vụ việc khiếu nại, tố cáo mặc dù đã giảm về lượng nhưng các vi phạm pháp luật của người tiến hành tố tụng vẫn còn ở mức cao. Số cuộc kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự trên tổng số vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thấp.

Vì vậy để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền cần có ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về khiếu nại, tố cáo; đồng thời cũng cần có biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đoi ngũ cán bộ tiến hành tố tụng.

Để giảm thiếu các vi phạm pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự, chúng ta cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự; tăng cường sự tham gia giám sát của quần chúng nhân dân đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo phải đi đói với đảm bảo an ninh, trật tự.

2. Mẫu quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………(1)…………….

…………(2)………………

Số:…….(3)…..

…………(4)…………, ngày ……….. tháng ………. năm……

QUYẾT ĐỊNH

PHÂN CÔNG XÁC MINH NỘI DUNG TỐ CÁO

Tôi: ……….(5)……..

Chức vụ:…………………..

Căn cứ  Điều 481 và Điều 482 Bộ luật Tố tụng hình sự;

QUYẾT ĐỊNH:

Phân công ông/bà:. ..(6)…

Chức vụ: ………………………

 Kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo: ….(7)…..

Ông/bà: ………. có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại Điều 481, Điều 482 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Nơi nhận:

– VKS …….

– Hồ sơ 02 bản.

…….(8)……..

3. Hướng dẫn mẫu quyết định phân công xác minh nội dung tố cáo:

(1) Ghi tên đơn vị chủ quản

(2) Ghi tên đơn vị ra quyết định

(3) Ghi số, ký hiệu văn bản

(4) Ghi địa danh (tỉnh, thành phố), ngày tháng năm ban hành quyết định

(5) Ghi tên người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết, theo quy định tại Khoản 1, Điều 481 Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể:

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu cơ quan đó có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết.

Tố cáo hành vi tố tụng của người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

(6) Tên người tiến hành tố tụng được phân công xác minh nội dung tố cáo

(7) Ghi nội dung tố cáo cần được kiểm tra, xác minh (ghi theo nội dung tố cáo trong đơn tố cáo)

(8) Người ra quyết định ký, ghi rõ họ tên và sử dụng con dấu của đơn vị để đóng dấu.



[ad_2]

Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc
Logo
Enable registration in settings - general