Mẫu quyết định tạm ngừng phiên tòa vụ án hành chính (19-HC) chi tiết - Download - Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc

Mẫu quyết định tạm ngừng phiên tòa vụ án hành chính (19-HC) chi tiết – Download

Rate this post

[ad_1]

Tạm ngừng phiên tòa vụ án hành chính là gì? Quyết định tạm ngừng phiên tòa vụ án hành chính là gì? Mẫu Quyết định tạm ngừng phiên tòa vụ án hành chính (mẫu 19- HC)? Soạn thảo Quyết định tạm ngừng phiên tòa vụ án hành chính (mẫu 19- HC)?

Theo quy định hiện hành thì phiên tòa xét xử vụ án hành chính được tổ chức liên tục từ khi khai mạc đến khi kết thúc phiên tòa. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp xảy ra mà không thể tiếp tục giải quyết vụ án hành chính đó. Dự liệu về trường hợp này mà pháp luật đã quy định về việc tạm ngừng phiên tòa vụ án hành chính. Khi quyết định tạm ngừng phiên tòa vụ án hành chính, không tiếp tục phiên tòa nữa thì Tòa án phải ban hành Quyết định tạm ngừng phiên tòa vụ án hành chính. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về Quyết định tạm ngừng phiên tòa vụ án hành chính (mẫu 19- HC).

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài:

* Cơ sở pháp lý:

Luật Tố tụng hành chính năm 2015;

– Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng hành chính.

1. Tạm ngừng phiên tòa vụ án hành chính là gì?

Tạm ngừng phiên tòa được hiểu là việc không tiếp tục tiến hành các hoạt động diễn ra tại phiên tòa trong một khoảng thời gian nhất định khi tại phiên tòa có các dấu hiệu đáp ứng căn cứ theo pháp luật quy định. Việc tạm ngừng phiên tòa diễn ra khi đang trong quá trình xét xử mà không thể xảy ra trước khi bắt đầu phiên tòa hay sau khi kết thúc phiên tòa.  Hiện nay các căn cứ để tiến hành tạm ngừng phiên tòa được quy định tại Khoản 1 Điều 187. Tạm ngừng phiên tòa Luật Tố tụng hành chính năm 2015, cụ thể đó là các trường hợp:

Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng. Với trường hợp này có thể lấy ví dụ khi đang xét xử mà Thẩm phán lên bệnh tim, phải nhập viện mà không có Thẩm phán dự khuyết thì phải tạm ngừng không tiến hành phiên tòa nữa. Hoặc trong trường hợp phiên tòa đang diễn ra mà gặp hỏa hoạn, bão lũ thì cũng phải tạm ngừng phiên tòa.

– Thứ hai, có thể do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt. Tương tự như trường hợp trên, việc tham gia của người tham gia tố tụng là vô cùng quan trọng đối với phiên tòa, nếu trong phiên tòa phát sinh vấn đề mà người tham gia tố tụng lại không thể tiếp tục phiên tòa, thì phải tiến hành dừng tiến hành phiên tòa lại để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, nếu người tham gia tố tụng đồng ý với việc tiến hành phiên tòa như bình thường thì phiên tòa vẫn diễn ra mà không cần tạm ngừng. 

– Thứ ba, là khi cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa. Trên thực tế, “cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ,…” là căn cứ rất chung chung mà vụ án nào, Thẩm phán cũng có thể dựa vào căn cứ này để tạm ngừng phiên tòa. Việc đánh giá chứng cứ của vụ án đã đủ hay chưa, có cần xác minh, thu thập thêm hay không, giá trị chứng minh của chứng cứ thế nào là vấn đề khá trừu tượng, phụ thuộc nhiều vào Thẩm phán. Nên việc áp dụng căn cứ này phụ thuộc rất nhiều vào Thẩm phán. 

– Thứ tư là khi cần phải báo cáo với Chánh án Tòa án có thẩm quyền để đề nghị, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 111 của Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Việc báo cáo với Chánh án là hoạt động vô cùng quan trọng, đồng thời phải phụ thuộc vào kết quả giải quyết của Chánh án thì mới tiếp tục giải quyết vụ án hành chính, cũng như đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hành chính đúng pháp luật.

– Thứ năm, lý do tạm ngừng là do các bên đương sự đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để các bên đương sự tự đối thoại. Pháp luật luôn đề cao tính tự thỏa thuận của các đương sự nên việc đề nghị của các bên về việc tạm ngừng phiên tòa là hoàn toàn hợp lý. Tòa án luôn tạo cơ hội để các bên tiến hành đối thoại, giải quyết vụ án hành chính đó.

– Thứ sáu là tạm ngừng phiên tòa để chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại quy định tại khoản 4 Điều 185 của Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Đây là trường hợp tại phiên tòa mà có người tham gia tố tụng không đồng tình với kết quả, họ yêu cầu giám định tại mà Hội đồng xét xử thấy cần thiết và quyết định giám định lại. Khi này phiên tòa cần được tạm ngừng để đợi kết quả giám định lại đó, khi có kết quả giám định lại sẽ căn cứ vào tùy từng kết quả giám định (có thể là kết quả giám định ban đầu hoặc kết quả giám định lại) để giải quyết vụ án. 

Việc tạm ngừng phiên tòa này phải do Hội đồng xét xử vụ án hành chính đó quyết định. Thời hạn tạm ngừng đó chính là trong vòng 30 ngày, khi lý do tạm ngừng phiên tòa không còn thì tiến hành tiếp tục tiến hành phiên tòa.

2. Quyết định tạm ngừng phiên tòa vụ án hành chính là gì?

Khi có các căn cứ để tạm ngừng phiên tòa thì Hội đồng xét xử giải quyết vụ án hành chính quyết định tạm ngừng phiên tòa. Việc quyết định này được thể hiện bằng văn bản có tên gọi đó chính là Quyết định tạm ngừng phiên tòa vụ án hành chính. Quyết định tạm ngừng phiên tòa vụ án hành chính (mẫu 19- HC) chính là văn bản được ban hành khi Hội đồng xét xử quyết định không tiếp tục tiến hành phiên tòa giải quyết vụ án hành chính khi có các căn cứ để tạm ngừng phiên tòa đang được giải quyết đó lại.

Quyết định tạm ngừng phiên tòa vụ án hành chính (mẫu 19- HC) được dùng để thể hiện quyết định dừng lại việc tiến hành phiên tòa của Hội đồng xét xử lại. Văn bản này thể hiện các thông tin như về lý do tạm ngừng phiên tòa, thời gian ấn định để tiếp tục tiến hành phiên tòa,… Văn bản này sẽ được gửi đến các đương sự, người tham gia phiên tòa, Viện Kiểm sát tham gia phiên tòa vụ án hành chính đó.

3. Mẫu Quyết định tạm ngừng phiên tòa vụ án hành chính (mẫu 19- HC):

Mẫu Quyết định tạm ngừng phiên tòa vụ án hành chính (mẫu 19- HC) được ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng hành chính. Mẫu Quyết định như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________________

TÒA ÁN NHÂN DÂN….. (1)

_____________

Số:…../…../QĐST-HC (2)

………, ngày … tháng … năm…

QUYẾT ĐỊNH

TẠM NGỪNG PHIÊN TÒA

TÒA ÁN NHÂN DÂN………….

Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:

Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà)

Thẩm phán (nếu Hội đồng xét xử gồm có 5 người): Ông (Bà)

Các Hội thẩm nhân dân:

1.Ông (Bà)………….

2.Ông (Bà)…………..

3.Ông (Bà)………….

Đã tiến hành mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hành chính thụ lý số…/…/TLST-HC ngày … tháng… năm….. (3) về (4)

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số…/……/QĐXXST-HC ngày…tháng… năm……(5)

Xét thấy: (6).

Căn cứ vào Điều 187 của Luật tố tụng hành chính.

QUYẾT ĐỊNH:

1. Tạm ngừng phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thụ lý số…/…/TLST-HC ngày….tháng…..năm…..

2. Thời gian, địa điểm tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án được ấn định như sau:(7)

……………

Nơi nhận:

– Đương sự;

– Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;

– Lưu hồ sơ vụ án.

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

4. Soạn thảo Quyết định tạm ngừng phiên tòa vụ án hành chính (mẫu 19- HC):

Quyết định tạm ngừng phiên tòa vụ án hành chính (mẫu 19- HC) được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn soạn thảo như sau:

(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định tạm ngừng phiên tòa; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định tạm ngừng phiên tòa (ví dụ: Số: 89/2017/QĐST-HC).

(3) Ghi số ký hiệu thụ lý vụ án và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ:
Số 50/2017/TLST-HC ngày 12 tháng 6 năm 2017).

(4) Ghi trích yếu vụ án (ví dụ: “Về khiếu kiện quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng”).

(5) Ghi số, năm của Quyết định đưa vụ án ra xét xử (ví dụ: số 02/2017/QĐST-HC).

(6) Ghi rõ lý do của việc tạm ngừng phiên tòa hành chính sơ thẩm thuộc trường hợp cụ thể nào quy định tại khoản 1 Điều 187 của Luật tố tụng hành chính.

(7) Ghi rõ thời gian, địa điểm tiếp tục phiên tòa hành chính sơ thẩm (ví dụ: Phiên tòa hành chính sơ thẩm sẽ được tiếp tục vào hồi 08 giờ 30 phút ngày 18 tháng 2 năm 2017 tại trụ sở Tòa án nhân dân quận 1, thành phố H; địa chỉ số….phố…phường….quận 1, thành phố H). Trong trường hợp chưa ấn định được thời gian, địa điểm tiếp tục phiên tòa thì ghi “Thời gian, địa điểm tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án sẽ được Tòa án thông báo sau”.



[ad_2]

Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc
Logo
Enable registration in settings - general