Mẫu quyết định thay đổi quyết định của cấp phó trong việc khởi tố điều tra - Download - Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc

Mẫu quyết định thay đổi quyết định của cấp phó trong việc khởi tố điều tra – Download

Rate this post

[ad_1]

Quyết định thay đổi quyết định của cấp phó trong việc khởi tố điều tra là gì? Mẫu quyết định thay đổi quyết định của cấp phó trong việc khởi tố điều tra? Hướng dẫn mẫu quyết định thay đổi quyết định của cấp phó trong việc khởi tố điều tra?

Nếu như cơ quan điều tra là cơ quan đóng vai trò chủ yếu trong giai đoạn điều tra thì cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng là những cơ quan cực kỳ quan trọng, góp phần giúp cho hoạt động tiếp nhận tin báo tội phạm, bước đầu xử lý và quá trình điều tra được trở nên hiệu quả. Cũng giống như các cơ quan nhà nước khác, hoạt động của cơ quan được điều hành và quyết định bởi người đứng đầu, ở cơ quan điều tra, người đừng đầu được xác định là Thủ trưởng còn đối với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thì được gọi chung là cấp trưởng. Chủ thể này có quyền quyết định thay đổi quyết định của cấp phó trong việc khởi tố điều tra.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Thông tư 61/2017/TT-BCA về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

1. Quyết định thay đổi quyết định của cấp phó trong việc khởi tố điều tra là gì?

Cơ quan có thẩm quyền điều tra bên cạnh cơ quan điều tra còn có các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, đó là các cơ quan của bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và các cơ quan của công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Các cơ quan này không phải là cơ quan điều tra nhưng do tính chất của công việc và do yêu cầu phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời các hành vi phạm tội nên được phép tiến hành một số hoạt động điều tra trong phạm vi quyền hạn được pháp luật quy định.

Nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng, cấp phó được quy định với tư cách là người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, đồng thời với tư cách là những người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số họa động điều tra.

Với tư cách là những người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra Với tư cách là người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra – Trực tiếp chỉ đạo hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự theo thẩm quyền;

– Quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó, cán bộ điều tra trong việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

– Kiểm tra hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của cấp phó và cán bộ điều tra;

– Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, cán bộ điều tra;

– Quyết định giao người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi cho người đại diện của họ giám sát.

Khi vắng mặt, cấp trưởng ủy quyền cho một cấp phó được thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng. Cấp phó chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền. Cấp trưởng, cấp phó không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Khi tiến hành tố tụng hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng:

– Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;

– Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can;

– Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc khám nghiệm hiện trường;

– Quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản; quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;

– Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai bị hại, đương sự; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

 Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này;

– Kết luận điều tra, đề nghị truy tố hoặc kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra; quyết định tạm đình chỉ điều tra; quyết định phục hồi điều tra.

Các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra – Trực tiếp chỉ đạo hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự theo thẩm quyền;

– Quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó, cán bộ điều tra trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

– Kiểm tra hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của cấp phó và cán bộ điều tra;

– Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, cán bộ điều tra.

Khi cấp trưởng vắng mặt, một cấp phó được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng và chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền.

Khi tiến hành tố tụng hình sự:

– Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;

– Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án;

– Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc khám nghiệm hiện trường;

– Quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;

– Triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người làm chứng, bị hại, đương sự.

Về nguyên tắc: Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Cấp trưởng, cấp phó không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Quyết định thay đổi quyết định của cấp phó trong việc khởi tố điều tra là văn bản do cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ban hành nhằm thay đổi quyết định của cấp phó đã ban hành trước đo do không có căn cứ hoặc vi phạm pháp luật.

Quyết định thay đổi quyết định của cấp phó trong việc khởi tố điều tra là quyết định chỉ thuộc thẩm quyền ban hành của cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Quyết định này có ý nghĩa trong việc hợp pháp hóa hoạt động của cấp trưởng, cấp phó, các cá nhân, tổ chức, đơn vị có liên quan trong quyết định của cấp phó ban hành trước đó. Kể từ khi quyết định thay đổi có hiệu lực, các nội dung trong quyết định của cấp phó không còn giá trị mà thay vào đó là việc thực hiện quyết định của cấp trưởng. Đây cũng là văn bản thể hiện tính tuân thủ pháp luật tố tụng, sự theo dõi sát sao và buộc phải hủy bỏ những quyết định không có căn cứ hoặc trái quy định của pháp luật.

Việc quyết định không có căn cứ của cấp phó có thể hiểu ở đây ví dụ như ra quyết định khởi tố vụ án không có căn cứ, ra quyết định khởi tố vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền được khởi tố, ra lệnh tạm giữ người không có căn cứ hoặc không đúng trình tự, thủ tục,…

Thực tế, hoạt động của cấp phó dựa trên sự ủy quyền của cấp trưởng, do đó, cấp phó chỉ được thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng, sự sai sót xảy ra trong các quyết định có thể xuất phát từ sự nhìn nhận thiếu thận trọng và khách quan của cấp phó đối với các vụ việc trong thực tế.

2. Mẫu quyết định thay đổi quyết định của cấp phó trong việc khởi tố điều tra:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………….(Tên cơ quan chủ quản)………..

…………….(Tên đơn vị ra quyết định)…………….

Số: …(số, ký hiệu văn bản)……..

….Địa  danh (tỉnh, thành phố)…….., ngày………… tháng ……… năm……….

 QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI QUYẾT ĐỊNH/LỆNH CỦA CẤP PHÓ

TRONG VIỆC KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ (1)

 Tôi: …………….

Chức vụ:….

Căn cứ(2) ………………

Căn cứ Điều(3)…………… Bộ luật Tố tụng hình sự,

QUYẾT ĐỊNH:

Thay đổi Quyết định/Lệnh……

số:…………….. ngày ………. tháng ……… năm…………….. của………..

về việc:………

Nay Quyết định……………

Quyết định này gửi đến Viện kiểm sát………………

và thông báo cho(4) …… biết.

Nơi nhận:

– VKS ….

– ………….

– …………

– Hồ sơ 2 bản.

………Cấp trưởng (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)……..

3. Hướng dẫn mẫu quyết định thay đổi quyết định của cấp phó trong việc khởi tố điều tra:

(1) Dùng cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

(2) Ghi rõ căn cứ khẳng định Quyết định/Lệnh của cấp phó là không có căn cứ hoặc trái pháp luật;

(3) Ghi rõ Điều 39 hoặc Điều 40 Bộ luật tố tụng hình sự;

(4) Ghi tên cá nhân/cơ quan/tổ chức có liên quan.



[ad_2]

Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc
Logo
Enable registration in settings - general