Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa - Download - Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc

Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa – Download

Rate this post

[ad_1]

Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa là gì? Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa? Hướng dẫn làm Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa? Một số quy định của pháp luật về thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa?

Hiện nay, bên cạnh sự phát triển của xã hội thì chúng ta càng phải gìn giữ những giá trị tốt đẹp về văn hóa của dân tộc, một trong số đó là các sản phẩm văn hóa, những sản phẩm đó do Bộ Văn hóa thể thao và du lịch quản lý theo quy định. Để hiểu thêm về các sản phẩm văn hóa và quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa trong các trường hợp cần thiết được quy định như thế nào?

Cơ sở pháp lý: Thông tư số 08/2019/TT-BVHTTDL quy định quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài:

1. Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa là gì?

Sản phẩm văn hóa là sản phẩm thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định của pháp luật.

 Người giám định tư pháp đi với sản phẩm văn hóa bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực văn hóa thuộc chuyên ngành phù hợp đã được bổ nhiệm, công bố theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.

Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa là mẫu với các nội dung và thông tin về thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa trong các trường hợp khác nhau.

Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa theo quy định và trình tự thủ tục luật định. Mẫu nêu rõ nội dung của bản quyết định, nội dung giám định tư pháp…

2. Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

…..(3), ngàythángnăm

Số: …/QĐ-……(2)

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thực hiện giám định tư pháp theo Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định số ….. ngày ….. tháng ….. năm…. của …….(4)

……………………(5)

Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 04/2013/TT-BVHTTDL ngày 03 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; lập và công bố danh sách người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; thủ tục cử người tham gia giám định tư pháp và thành lập hội đồng giám định trong lĩnh vực văn hóa;

Căn cứ ………………….(6);

Căn cứ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định số …. ngày … tháng … năm …. của …….(4);

Xét đề nghị của …. (nếu có),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thực hiện giám định tư pháp đối với vụ án/vụ việc theo Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định số …. ngày … tháng …. năm ….. của …..(4) bằng hình thức giám định tập thể, thành viên tham gia giám định như sau:

1. …;

2. ….;

3 …..; (7)

Điều 2. Giao ….(8) chủ trì tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật. ….(8) cử …(9) đồng chí là người giúp việc cho người giám định tư pháp.

Điều 3. ………(10) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– ………….

……….(5)

(Ký, đóng dấu)

Họ và tên

3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa:

– Điền đầy đủ các thông tin trong Quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa

(1) Tên tổ chức ra quyết định thực hiện giám định.

(2) Viết tắt in hoa tên tổ chức ra quyết định thực hiện giám định. (3) Địa điểm quyết định thực hiện giám định tư pháp.

(4) Ghi rõ số, ngày, tháng, năm, cơ quan, tổ chức trưng cầu/yêu cầu giám định.

(5) Người có thẩm quyền của tổ chức giám định tư pháp ra quyết định thực hiện giám định.

(6) Căn cứ xác định thẩm quyền của người ra quyết định thực hiện giám định tư pháp.

(7) Tên, chức danh, đơn vị công tác của từng người thực hiện giám định, phải ít nhất từ 03 người trở lên.

(8) Đơn vị làm đầu mối trong công tác giám định tư pháp của tổ chức giám định tư pháp.

(9) Số người giúp việc cho người giám định tư pháp.

(10) Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quyết định.

4. Quy trình thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa:

Căn cứ dựa trên Thông tư số 08/2019/TT-BVHTTDL quy định quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2019.

Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định

Người giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa (sau đây gọi là người giám định tư pháp), tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa (sau đây gọi là tổ chức giám định tư pháp) tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) để thực hiện giám định; trường hợp không đủ điều kiện giám định thì từ chối theo quy định của pháp luật.

Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL ngày 23/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định hồ sơ, các mẫu văn bản thực hiện giám định tư pháp; áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của Văn phòng giám định tư pháp về di vật, cổ vật, quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi là Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL).

Như vậy pháp luật đã có quy định rõ về các nội dung các quy định về tiếp nhận yêu cầu trưng cầu giám định thì chủ thể thực hiện việc giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa là người giám định tư pháp. Việc giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa phải thực hiện dựa trên các trình tự thủ tuc và hồ sơ theo quy định của pháp luật. Theo đó để có kết quả giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa chính xác và hợp pháp

Chuẩn bị thực hiện giám định

Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp tiến hành nghiên cứu hồ sơ trưng cầu, yêu cầu và các quy định cụ thể của pháp luật có liên quan để chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp. Trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, đối tượng giám định thì đề nghị người trưng cầu, yêu cầu cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan.

Tổ chức giám định tư pháp căn cứ vào hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định để lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp, phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định tư pháp.

Tổ chức giám định tư pháp tiến hành giám định tư pháp đối với đối tượng giám định bằng hình thức giám định tập thể. Số lượng người giám định tư pháp phải từ 03 người trở lên. Quyết định tiến hành giám định tư pháp thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp cần thiết, người giám định tư pháp tổ chức lấy kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác trước khi đưa ra đánh giá.

Như vậy, Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp tiến hành tiến hành thực hiện giám định theo quy định của pháp luật. Tại quy định này pháp luật cũng quy định rõ các quy định về số lượng người giám định tư pháp, mục đích của việc này đó là để kết quả Việc giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa được khách quan hơn. và trong một số trường hợp theo quy định cần kết luận chuyên môn khác trước khi đưa ra đánh giá.

Thực hiện giám định

Người giám định tư pháp xem xét đối tượng giám định (sản phẩm văn hóa) và các tài liệu liên quan để đưa ra nhận định chuyên môn về đối tượng giám định trên cơ sở các yêu cầu sau đây:

– Xem xét tổng thể nội dung sản phẩm văn hóa;

– Xem xét các đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, trang trí và các đặc điểm khác có liên quan của sản phẩm văn hóa.

Đối với đối tượng giám định không thể di chuyển hoặc khó di chuyển, người giám định tư pháp phải tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu, trưng cầu. Việc tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu phải được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ giám định. Biên bản xem xét đối tượng giám định thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Người giám định tư pháp có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định. Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL.

Theo quy định như trên thì trong quá trình thực hiện giám định Người giám định tư pháp xem xét đối tượng giám định đối với các sản phẩm văn hóa và Người giám định tư pháp có trách nhiệm đối với việc giám định này theo quy định của pháp luật đòng nghĩa với việc trong các trường hợp nếu Người giám định tư pháp có các hành vi trái pháp luật thì phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình gây ra theo quy định của pháp luật

Lập hồ sơ, lưu gi h sơ giáđịnh

Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm lập hồ sơ giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Giám định tư pháp và quy định tại Thông tư này. Việc bảo quản, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu số 01: Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.



[ad_2]

Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc
Logo
Enable registration in settings - general