Mẫu quyết định về việc công nhận tổ chức khảo nghiệm chi tiết nhất - Download - Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc

Mẫu quyết định về việc công nhận tổ chức khảo nghiệm chi tiết nhất – Download

Rate this post

[ad_1]

Quyết định về việc công nhận tổ chức khảo nghiệm là gì? Mẫu quyết định về việc công nhận tổ chức khảo nghiệm? Hướng dẫn mẫu quyết định về việc công nhận tổ chức khảo nghiệm?

Với nền nông nghiệp lâu đời, đặc biệt là trồng trọt, Việt Nam đang không ngừng vươn lên là nước dẫn đầu trên thế giới về các sản phẩm trồng trọt. Để làm được điều đó, trước hết phải kể đến vai trò của các giống cây trồng mà việc phát hiện ra các vai trò này dựa trên tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng- một tổ chức ra đời và hoạt động trên cơ sở pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng để hoạt động hợp pháp phải có Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm. Nhận thức được ý nghĩa của văn bản này.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí:

Cơ sở pháp lý:

Luật Trồng trọt năm 2018

Nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác

1. Quyết định về việc công nhận tổ chức khảo nghiệm là gì?

“Giống cây trồng” là thuật ngữ được giải thích tại Khoản 5, Điều 2, Luật Trồng trọt theo đó: “Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn.”. Đây cũng là khái niệm được áp dụng đồng bộ trong lĩnh vực trồng trọt.

Sự ra đời của tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng xuất phát từ vai trò của giống cây trồng trong trồng trọt, có thể kể đến các vai trò chủ đạo như sau:

Giống tốt có tác dụng tăng năng suất, phẩm chất cây trồng. Mỗi giống cây trồng đều có tiềm năng năng suất nhất định, khi các yếu tố đầu vào sản xuất khác: nước, phân bón, chăm sóc, …được đáp ứng đầy đủ thì giống cũng không thể vượt qua ngưỡng tiềm năng năng suất của nó. Chỉ có sự đột phá về giống mới có thể mang lại năng suất cao hơn.

Giống tốt tạo điều kiện phòng chống thiên tai, sâu bệnh có hiệu quả ít tốn kém Mỗi giống cây trồng có tính thích nghi nhất định với từng điều kiện vùng sinh thái. Do đó việc lựa chọn giống cây trồng thích hợp với từng vùng sản xuất: điều kiện sinh thái, điều kiện canh tác vừa có ý nghĩa trong việc đảm bảo tốt nhất cho việc tạo năng suất và đảm bảo chất lượng thì nó còn có có một vai trò khác vô cùng quan trọng đó là mở rộng diện tích đất canh tác.

Giống tốt có khả năng thích hợp với cơ giới hoá, giảm bớt nặng nhọc cho người lao động, tăng năng suất lao động. Cùng với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, sự ứng dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp ngày càng tăng nhằm mục đích giảm sức lao động của con người và nâng cao hiệu quả lao động và hiệu quả sản xuất. Đồng thời trong xu hướng phát triển chung, khi kinh tế càng phát triển thì sự đa dạng ngành nghề ngày một tăng, lực lượng lao động rút ra khỏi nông nghiệp ngày càng nhiều.

Giống tốt có khả năng tăng vụ, luân canh, bố trí cây trồng hợp lý nhằm sử dụng đất có hiệu quả nhất Mỗi giống có yêu cầu điều kiện sinh thái nhất định, và đặc điểm hình thái và có thời gian sinh trưởng khác nhau. Sự đa dạng về giống cho phép ta xây dựng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả hơn nhằm khai thác tối đa hiệu quả các nguồn tài nguyên: đất đai, nguồn nước, khí hậu, nhân lực….

Đa dạng giống mới tạo điều kiện thuận lợi cho đa dạng hoá trong nông nghiệp. Nông nghiệp nước ta có đặc điểm là quy mô sản xuất nhỏ, do diện tích đất nông nghiệp hạn chế, lực lượng lao động trong nông nghiệp cao do vậy việc sản xuất mang tính hàng hoá ở các khu vực này là rất hạn chế, điều này thể hiện rất rõ ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Duyên hải miền trung; hơn nữa sự phân hoá về điều kiện sinh thái giữa các vùng miền đã ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu cây trồng, mùa vụ. Vì vậy sự đa dạng về giống giúp cho người sản xuất lựa chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái, đặc điểm sản xuất, mục đích sản xuất của họ: tự cung tự cấp, vừa tự cung tự cấp vừa bán ra thị trường…; điều này vừa có ý nghĩa thiết thực đối với người sản xuất, vừa có ý nghĩa đối với người tiêu dùng.

Tổ chức khảo nghiệp giống cây trông đã được Luật Dương Gia giải thích trong các bài viết liên quan đến tổ chức này, chúng tôi đều thống nhất rằng: Tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng là tổ chức độc lập được thành lập để thực hiện chức năng khảo nghiệm giống cây trồng và phải được cấp quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định.

Quyết định về việc công nhận tổ chức khảo nghiệm là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Trồng trọt) ban hành nhằm công nhận tổ chức khảo nghiệm đủ điều kiện khảo nghiệm giống cây trồng theo quy định của pháp luật đối với loại cây trồng, nội dung khảo nghiệm và vùng khảo nghiệm nhất định.

Điều kiện để được công nhận tổ chức khảo nghiệm được ghi nhận tại Khoản 1, Điều 21 Luật Trồng trọt, cụ thể, tổ chức phải đảm bảo được 2 điều kiện:

Điều kiện 1: Người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về cây trồng, bảo vệ thực vật, sinh học;

Điều kiện 2: Có hoặc thuê địa điểmcơ sở hạ tầng và trang thiết bị phù hợp để thực hiện khảo nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng đối với loài cây trồng được khảo nghiệm.

Quyết định về việc công nhận tổ chức khảo nghiệm là kết quả của việc xem xét, đánh giá hồ sơ và quy định của pháp luật để cơ quan nhà nước thẩm quyền đưa ra quyết định. Quyết định này là cơ sở để tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng ra đời và hoạt động hợp pháp. Đây cũng là cách thức để nhà nước quản lý và nắm bắt số lượng tổ chức khảo nghiệm trên cả nước, đưa ra được chính sách và quan tâm tới các tổ chức này.

Để được cấp quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm, tổ chức khảo nghiệm cần thực hiện theo quy định tại Điều 7, Nghị định 94/2019/NĐ-CP . Có thể khái quát như sau:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt (Hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng; Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm; Tài liệu chứng minh địa điểm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị thực hiện khảo nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng.), trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trng trọt tổ chức thẩm định, đánh giá hồ sơ, năng lực thực tế của cơ sở.

Trường hợp tổ chức khảo nghiệm đáp ứng đủ điều kiện, Cục Trồng trọt cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm và đăng tải Quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt; thông báo cho tổ chức, cá nhân trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung. Trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo trình tự thông thường đã được thực hiện trước đó.

2. Mẫu quyết định về việc công nhận tổ chức khảo nghiệm:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC TRỒNG TRỌT

——-

Số:      /QĐ-TT-…

Hà Nội, ngày … tháng … năm

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận tổ chức khảo nghiệm

CỤC TRƯỞNG CỤC TRỒNG TRỌT

Căn cứ Quyết định số …/QĐ-BNN-TCCB ngày … tháng … năm … của … quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;

Căn cứ đề nghị của tổ chức, cá nhân tại văn bản số ….. ngày … tháng … năm …;

Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ và đề nghị của …,

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận tổ chức …(1)… đủ điều kiện khảo nghiệm giống cây trồng.

Loài cây trồng khảo nghiệm: …(2)………

Nội dung khảo nghiệm: …(3)……

Vùng khảo nghiệm: ……...(4)………..

Điều 2. Tổ chức khảo nghiệm có tên tại Điều 1 có trách nhiệm thực hiện khảo nghiệm theo đúng quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Cục, Trưởng các đơn vị thuộc Cục; tổ chức khảo nghiệm, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

– Như Điều …;

– …;

– Lưu: VT, …

CỤC TRƯỞNG

(Ký tên và đóng dấu)

3. Hướng dẫn mẫu quyết định về việc công nhận tổ chức khảo nghiệm:

(1) Ghi tên tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng

(2) Ghi cụ thể loại giống cây trồng khảo nghiêm, ví dụ: Gạo Nàng Thơm, Lúa HT1, Lúa HT9, Dưa hấu Hắc mĩ nhân

(3) Ghi cụ thể các nội dung khảo nghiệm,

– Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng.

– Khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng bao gồm:

+ Khảo nghiệm có kiểm soát;

+ Khảo nghiệm diện hẹp trên đồng ruộng;

+ Khảo nghiệm diện rộng trên đồng ruộng.

(4) Ghi rõ vùng khảo nghiệm, thường là theo địa giới hành chính.



[ad_2]

Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc
Logo
Enable registration in settings - general