Mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (33-HC) chi tiết nhất - Mới nhất - Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc

Mẫu thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (33-HC) chi tiết nhất – Mới nhất

Rate this post

[ad_1]

Thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) (mẫu 33- HC) là gì? Mẫu Thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) (mẫu 33- HC)? Soạn thảo Thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) (mẫu 33- HC)?

Tương tự như trong giải quyết vụ án hình sự hay vụ án dân sự, nếu cảm thấy không đồng tình với kết quả của việc việc giải quyết vụ án hành chính của Tòa án cấp sơ thẩm thì các đương sự có quyền kháng cáo lên Tòa án cấp phúc thẩm. Hoạt động kháng cáo này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của đương sự, do đó, các đương sự có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo của mình. Khi có sự thay đổi, bổ sung về kháng cáo thì Tòa án sẽ phải ra thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về Thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) (mẫu 33- HC).

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí:

* Cơ sở pháp lý:

Luật Tố tụng hành chính năm 2015;

– Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng hành chính.

1. Thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) là gì?

Kháng cáo là việc người có quyền yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án xét xử sơ thẩm xét xử lại bản án khi họ không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ nội dung bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Tại Điều 204 Luật Tố tụng hành chính thì đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vị án của Tòa án cấp sơ thẩm thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần nội dung bản án hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án. Về quyền kháng nghị phúc thẩm, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là quyền của Viện Kiểm sát trong việc phản đối một phần hay toàn bộ bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại vụ án hành chính. Điều 211 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định Viện trưởng Viện Kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Kháng nghị vừa là quyền và cũng vừa là nghĩa vụ của các chủ thể này. Viện Kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm phát hiện các vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, từ đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Pháp luật tố tụng hành chính hiện hành quy định đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án có thể ra nhiều quyết định khác nhau. Tổng kết lại, thì các đối tượng có thể bị kháng cáo, kháng nghị đó chính là bản án sơ thẩm; Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính hoặc Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.

Như vậy, pháp luật hiện hành đã quy định rất rõ về quyền kháng cáo của các đương sự. Và tại Điều 218 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định như sau:

“1. Trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 206 của Luật này thì người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu.

Trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 213 của Luật này thì Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu.

…..

4. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. ….”

Từ quy định này, nhận thấy rõ ràng về quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật về việc giải quyết vụ án hành chính. Đương sự, Viện Kiểm sát có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo khi chưa hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị hoặc trước và trong khi tiến hành phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính. Việc thay đổi nội dung kháng cáo có thể hiểu là khi ban đầu đương sự kháng cáo về một nội dung, nhưng họ không muốn tiếp tục kháng cáo nội dung đó nữa mà muốn kháng cáo về nội dung khác trong bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật đó. Còn bổ sung kháng cáo chính là thêm những nội dung kháng cáo so với kháng cáo ban đầu. Và khi có sự thay đổi hoặc bổ sung kháng cáo thì cần phải có sự thông báo với các bên liên quan về sự thay đổi đó, để các bên biết và có thể có những hoạt động khác có liên quan.

Như vậy, Thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) (mẫu 33- HC) chính là văn bản do Tòa án nhận được yêu cầu thông báo thay đổi, bổ sung kháng cáo của đương sự hoặc thay đổi, bổ sung kháng nghị của Viện Kiểm sát có thẩm quyền ban hành khi nhận được những yêu cầu thay đổi, bổ sung về nội dung kháng cáo, kháng nghị của đương sự hoặc Viện Kiểm sát.

Thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) (mẫu 33- HC) được dùng để Tòa án thể hiện lại nội dung kháng cáo, kháng nghị được thay đổi, bổ sung và để báo cho các đương sự, Viện Kiểm sát, cùng các chủ thể có liên quan về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo của đương sự hoặc sự thay đổi, bổ sung kháng nghị của Viện Kiểm sát có thẩm quyền. Thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) (mẫu 33- HC) được ban hành khi đương sự, Viện Kiểm sát thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hành chính. Việc thực hiện thông báo này được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 218 như sau:

“4. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị; thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo của đương sự.”

2. Mẫu Thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) (mẫu 33- HC):

Thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) (mẫu 33- HC) được ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng hành chính. Mẫu Thông báo như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————————-

TÒA ÁN NHÂN DÂN…… (1)

image

Số:…./…./TB-TA

…., ngày…… tháng …… năm.

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC THAY ĐỔI, BỔ SUNG KHÁNG CÁO (KHÁNG NGHỊ) (2)

Kính gửi (3):…………

Địa chỉ: …………..

Ngày….. tháng….. năm…….,(4) ………… có đơn kháng cáo (văn bản kháng nghị số…/…./QĐ-KN) đối với bản án (quyết định) sơ thẩm số …/…/HC-ST ngày……tháng……năm……..của Tòa án nhân dân………… với nội dung ………….;

Ngày….. tháng…… năm……. người kháng cáo (Viện kiểm sát kháng nghị) đã có văn bản thay đổi đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) với nội dung…………….;

Căn cứ vào Điều 218 của Luật tố tụng hành chính,

Tòa án nhân dân(5)…………. thông báo cho (6)………. được biết.

Nơi nhận:

– Ghi nơi nhận theo quy định tại khoản 4 Điều 218 Luật TTHC;

– Lưu hồ sơ vụ án.

THẨM PHÁN

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

3. Soạn thảo Thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) (mẫu 33- HC):

Thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) (mẫu 33- HC) được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn soạn thảo như sau:

(1) và (5) Ghi tên Tòa án ra thông báo về việc sửa đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị). Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tối cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội).

(2) Nếu chỉ sửa đổi, bổ sung kháng cáo, thì bỏ hai chữ “kháng nghị”; nếu chỉ sửa đổi, bổ sung kháng nghị, thì bỏ hai chữ “kháng cáo”.

(3) Ghi theo quy định tại khoản 4 Điều 218 của Luật tố tụng hành chính.

(4) Ghi họ tên, địa vị tố tụng của người kháng cáo. Nếu người kháng cáo là người được đương sự uỷ quyền, thì ghi họ tên của người được uỷ quyền đó và ghi rõ đại diện theo uỷ quyền của ai theo giấy uỷ quyền ngày…tháng…năm… nào (ví dụ: của Ông Trần Văn B. là người đại diện theo uỷ quyền của người khởi kiện Bà Nguyễn Thị V. theo giấy uỷ quyền ngày 04-10-2017). Nếu Viện kiểm sát kháng nghị, thì ghi tên của Viện kiểm sát.

(6) Nếu là cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị mà không phải ghi họ tên (ví dụ: thông báo cho Ông được biết; thông báo cho Bà được biết); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó.

Lưu ý: Tòa án cấp phúc thẩm không phải gửi thông báo về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo (kháng nghị) cho chính người kháng cáo (Viện kiểm sát kháng nghị).



[ad_2]

Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc
Logo
Enable registration in settings - general