Lo ngại thiếu nhân viên y tế trước nguy cơ dịch chồng dịch - Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc

Lo ngại thiếu nhân viên y tế trước nguy cơ dịch chồng dịch

Rate this post

[ad_1]

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng nhân viên y tế nghỉ việc hàng loạt khi Covid-19 và nhiều dịch bệnh tiềm ẩn bùng phát là “rất đáng lo ngại”.

Tại phiên họp chiều 9/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo dân nguyện tháng 7/2022. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng bày tỏ lo lắng về việc số lượng lớn nhân viên y tế khu vực công nghỉ việc, nhất là tuyến cơ sở. Điều này nguy hiểm hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 có thể diễn biến phức tạp và dịch đậu mùa khỉ, sốt xuất huyết, cúm A bắt đầu xuất hiện.

Ông Tùng dẫn báo cáo của Công đoàn Y tế từ năm 2021 đến tháng 6/2022 có gần 10.000 viên chức thôi việc, nghỉ việc, chủ yếu ở cấp xã, huyện. Nhiều nguyên nhân được chỉ ra như công việc căng thẳng, mua sắm vật tư khó khăn, các biện pháp an ninh, an toàn cho nhân viên y tế không đảm bảo. “Và nổi lên là chế độ lương cho nhân viên y tế thấp, chưa thỏa đáng vì y tế công lập chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước”, ông Tùng nói.





Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: VGP

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: VGP

Ông Tùng phân tích một bác sĩ mất 6 năm học, 18 tháng thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề. Khi được tuyển dụng vào cơ sở y tế công lập, lương tháng tính theo chế độ nhà nước khoảng 5 triệu đồng, đã gồm 40% phụ cấp ưu đãi, nhưng lại chưa trừ khoản bảo hiểm xã hội phải đóng. Nếu so sánh với mức thu nhập của cơ sở y tế tư nhân thì thấp hơn rất nhiều.

Công đoàn Y tế đã đề xuất sửa đổi Nghị định 57 nâng mức hưởng phụ cấp ưu đãi lên cao hơn; xem xét từng bước tính đúng, tính đủ hơn giá dịch vụ y tế để tăng thu nhập cho nhân viên y tế.

Còn đối với nguồn nhân lực, ông Tùng cho biết đang đề xuất Chính phủ xem xét điều chỉnh mức định biên đối với y tế cơ sở, bởi mức hiện tại đã áp dụng từ năm 2007 nên rất thấp. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này vẫn gặp vướng mắc do Bộ Y tế và Bộ Nội vụ chưa thống nhất. Ông Tùng đề nghị bổ sung nội dung này vào báo cáo của Ban dân nguyện tháng 7 để có đề xuất cụ thể.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng không riêng thu nhập của nhân viên y tế thấp mà lương cán bộ, công chức trong hệ thống nhà nước hiện nay khi mới vào làm việc cũng rất thấp. Nhiều giáo viên mầm non trong hai năm Covid-19 phải đi làm ở doanh nghiệp, giờ thu hút họ quay trở lại dạy rất khó vì lương thấp. “Dịch bệnh đã lắng xuống thì phải tập trung cải cách tiền lương để giải quyết vấn đề thu nhập cho công chức, viên chức”, ông Vinh nói.

Đầu tháng 7, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trong 18 tháng qua có gần 10.000 nhân viên y tế thôi việc, tập trung nhiều ở TP HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Đà Nẵng. Số thôi việc năm 2021 là 5.200.

Liên quan đến cải thiện thu nhập cho lực lượng y tế, Bộ Y tế đã trình Chính phủ đề xuất tăng mức phụ cấp cho cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng 40-70% lên 100%; cùng Bộ Nội vụ hướng dẫn tổ chức trạm y tế theo quy mô dân số; kịp thời khen thưởng người đạt thành tích và huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho cán bộ y tế…

Trước tình trạng này, Hà Nội cũng dự kiến thông qua gói ngân sách 250 tỷ đồng để hỗ trợ nhân viên y tế, từ 5 đến 10 triệu đồng/người theo đặc thù công việc.

Sơn Hà

[ad_2]
Nguồn: vnexpress.net

Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc
Logo
Enable registration in settings - general