Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (160/HS) – Mới nhất – Megataxi – Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc

Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (160/HS) – Mới nhất

[ad_1]

Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (160/HS) là gì? Mẫu Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (160/HS)? Soạn thảo Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (160/HS)? Hoạt động hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt?

Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, các cơ quan điều tra có thể tiến hành hoạt áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt để tìm ra chân tướng của vụ việc. Khi có các dấu hiệu không cần phải áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt nữa thì Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền tiến hành hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Việc hủy bỏ này được thể hiện bằng văn bản có tên gọi là Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (160/HS).

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí:

* Cơ sở pháp lý

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

– Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19 tháng 10 năm 2018 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ban hành quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;

– Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09 tháng 01 năm 2018 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố.

1. Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là gì?

Trong quá trình điều tra vụ án về Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền; hoặc điều tra về tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật; biện pháp nghe điện thoại bí vật và biện pháp thu thập bí mật dữ liệu điện trư. Việc áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt này vì các dạng tội phạm này đều là những dạng tội phạm nguy hiểm, người thực hiện hành vi phạm tội đều rất tinh vi, dùng nhiều biện pháp khác nhau để che giấu tội phạm, nếu dùng các biện pháp điều tra thông thường thì không thể tìm ra được sự thật nên cần phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để người phạm tội không thể nhận biết được mà che giấu.

Việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có thể bị hủy bỏ khi đáp ứng các điều kiện của luật định. Theo đó tại Điều 228 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về các trường hợp tiến hành hủy bỏ việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đó là:

“1. Có đề nghị bằng văn bản của Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền;

2. Có vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt;

3. Không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.”

Như vậy các trường hợp trên thì sẽ tiến hành hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt mà thẩm quyền phê chuẩn việc hủy bỏ này đó chính là Viện trưởng Viện Kiểm sát đã phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt của Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên ban hành. Và Viện trưởng Viện Kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn ở đây chính là Viện trưởng Viện Kiểm sát cùng cấp tức là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trở lên hoặc Viện trưởng Viện Kiểm sát cấp quân khu trở lên .

Vậy Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (160/HS) chính là văn bản do Viện trưởng Viện Kiểm sát có thẩm quyền ban hành khi có các dấu hiệu để hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong tố tụng hình sự nhằm dừng việc áp dụng các biện pháp này trong điều tra vụ án hình sự.

Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (160/HS) được dùng để thể hiện quyết định hủy bỏ của Viện trưởng Viện Kiểm sát về việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong điều tra vụ án hình sự. Đây là căn cứ để các cơ quan điều tra không tiếp tục tiến hành áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong điều tra vụ án hình sự nữa.

2. Mẫu Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (160/HS):

Mẫu Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (160/HS) được quy định trong Phụ lục của Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09 tháng 01 năm 2018 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố. Mẫu Quyết định như sau:

Mẫu số 160/HS

Theo QĐ số 15 ngày 09 tháng 01 năm 2018

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________

VIỆN KIỂM SÁT[1] …

[2]………….

__________

Số:…../QĐ-VKS…-…[3]

…………, ngày……… tháng……… năm 20……

QUYẾT ĐỊNH

HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP

ĐIỀU TRA TỐ TỤNG ĐẶC BIỆT

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT…..

Căn cứ các điều 41, 165 và 228 Bộ luật Tố tụng hình sự;

Xét Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt số…… ngày…… tháng…… năm……. của [4]………… đối với [5]……;

Nhận thấy [6]……….,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Huỷ bỏ Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt số…… ngày……tháng……năm……..của [4]……đối với [5]………..

Điều 2. Yêu cầu [7]……chấm dứt việc áp dụng biện pháp [8]…… đối với [5]……../.

Nơi nhận:

– Cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt;

-………..;

– Lưu: HSVA, HSKS, VP.

VIỆN TRƯỞNG [9]

(Ký tên, đóng dấu)

3. Soạn thảo Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (160/HS):

Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (160/HS) được hướng dẫn soạn thảo như sau:

[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này

[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)

[4] Ghi tên cơ quan ra Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

[5] Ghi rõ họ và tên người hoặc tên pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

[6] Nêu lý do huỷ bỏ Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo quy định tại Điều 228 BLTTHS

[7] Ghi tên Cơ quan điều tra và cơ quan chuyên trách trong Công an nhân dân/Quân đội nhân dân có trách nhiệm thi hành

[8] Ghi rõ tên biện pháp được áp dụng: Ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử

[9] Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:

“KT. VIỆN TRƯỞNG

PHÓ VIỆN TRƯỞNG”

4. Hoạt động hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:

Hoạt động hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định tại Điều 27 trong Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19 tháng 10 năm 2018 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ban hành quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Cụ thể thì hoạt động này được tiến hành như sau:

Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên khi nhận thấy, xét thấy trong hoạt động điều tra không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thì các chủ thể này có có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét để quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Nếu Viện trưởng Viện Kiểm sát đồng tình với đề nghị sẽ ban hành Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo mẫu trên.

Trong trường hợp Viện trưởng Viện Kiểm sát phát hiện có căn cứ để hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 228 Bộ luật Tố tụng hình sự, cụ thể đó là khi phát hiện ra vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhận thấy không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; khi đó Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn ra Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Sau khi ban hành Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thì Viện trưởng Viện Kiểm sát tiến hành gửi quyết định này tới cho Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Thời hạn để gửi quyết định hủy bỏ đó là trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định hủy bỏ. Sau khi nhận được Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thì cơ cơ quan điều tra tiến hành chuyển ngay quyết định đó đến cơ quan tiến hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt để kết thúc ngay việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong điều tra vụ án.



[ad_2]