Mẫu quyết định kháng nghị giám đốc thẩm (88-DS) chi tiết nhất - Download - Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc

Mẫu quyết định kháng nghị giám đốc thẩm (88-DS) chi tiết nhất – Download

Rate this post

[ad_1]

Kháng nghị giám đốc thẩm? Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm là gì? Mẫu Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm? Soạn thảo Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm?

Bên cạnh thủ tục tái thẩm thì thủ tục giám đốc thẩm cũng là một thủ tục đặc biệt trong tố tụng dân sự nhằm khắc phục những sai lầm khi xét xử vụ án. Để tiến hành giải quyết giám đốc thẩm thì phải có hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm của chủ thể có quyền kháng nghị giám đốc thẩm.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại:

1. Kháng nghị giám đốc thẩm:

Tại Điều 325 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thủ tục giám đốc thẩm như sau: “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.” Theo quy định này, thì đối tượng của giám đốc thẩm dân sự đó chính là các bản án, quyết định của Tòa án mà không phải là các vụ án và những bản án, quyết định này là những bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Giám đốc thẩm dân sự là một hình thức kiểm tra, có nhiệm vụ kiểm tra và hủy bỏ các bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp án nếu bản án, quyết định đó không đảm bảo tính hợp pháp. Tòa án có thẩm quyền không xử lại vụ việc mà chỉ đối chiếu bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật với quy định của pháp luật xem có phù hợp với tinh thần của điều luật, có đúng thủ tục tố tụng hay không.

Kháng nghị là hành vi tố tụng của chủ thể có thẩm quyền, nhằm thể hiện sự phản đối của mình đối với bản án, quyết định của Tòa án. Từ đó, có thể hiểu kháng nghị giám đốc thẩm chính chính là một dạng hành vi tố tụng của chủ thể có thẩm quyền, hành vi nhằm yêu cầu Tòa án xem xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị được quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, cụ thể thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo phạm vi luật định.

Các chủ thể có thẩm quyền kháng nghị thực hiện kháng nghị sau khi xem xét đề nghị, văn bản thông báo phát hiện vi phạm của các đương sự, các Tòa án, Viện Kiểm sát cấp dưới hoặc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Mà các căn cứ trong đề nghị, văn bản thông báo đó chính là căn cứ để tiến hành kháng nghị theo quy định tại Điều 326 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Về thời hạn để chủ thể có thẩm quyền thực hiện kháng nghị đó chính là 03 năm kể từ khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật (Khoản 1 Điều 334 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Tuy nhiên, thời hạn này có thể được gia hạn thêm 2 năm nếu thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2 của Điều 334 này.

2. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm là gì?

Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm chính là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền kháng nghị – Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao  ban hành khi nhận thấy có các căn cứ thỏa mãn các điều kiện luật định để tiến hành kháng nghị giám đốc thẩm.

Đúng như tên gọi, Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm được dùng để thể hiện quyết định của các cơ quan có thẩm quyền về việc kháng nghị giám đốc thẩm, thể hiện sự không đồng tình với bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án. Và đây cũng chính là căn cứ để bắt đầu thủ tục tố tụng đặc biệt – thủ tục giám đốc thẩm

Tại Điều 333 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về những nội dung mà một Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải có, cụ thể:

“Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:

1. Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;

2. Chức vụ của người ra quyết định kháng nghị;

3. Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

4. Quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

5. Nhận xét, phân tích những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

6. Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị;

7. Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

8. Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án;

9. Đề nghị của người kháng nghị.”

Như vậy, một quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải thể hiện đầy đủ các nội dung cơ bản trên để đảm bảo các nội dung cơ bản nhất, thể hiện rõ về chủ thể kháng nghị, đối tượng bị kháng nghị,  căn cứ kháng nghị, nội dung kháng nghị, những đánh giá, phân tích của cơ quan kháng nghị về các căn cứ kháng nghị….

3. Mẫu Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm:

Mẫu Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm là văn bản có ký hiệu số số 88-DS được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ- HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự. Mẫu Quyết định như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

___________________

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

______________

Số:…./…….(1)/KN-DS

…., ngày…… tháng …… năm……

QUYẾT ĐỊNH

KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM

Đối với Bản án (Quyết định) số …. ngày …. tháng …. năm ….. của Tòa án nhân dân ……

CHÁNH ÁN

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ vào Điều 326, khoản 1 Điều 331, khoản 2 Điều 332 (nếu có) của Bộ luật tố tụng dân sự;

Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án về “Tranh chấp………” giữa:

1. Nguyên đơn:(2)

Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn:(3)

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn:(4)

2. Bị đơn:(5)

Người đại diện hợp pháp của bị đơn:(6)

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:(7)

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(8)

Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(9)

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(10)

NHẬN THẤY (11):

……………….

XÉT THẤY (12):

……………..

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH:

1. Kháng nghị đối với Bản án (Quyết định) ……… số …….  ngày …. tháng …. năm ……. của Tòa án nhân dân …………… về phần(13)…………

2. Đề nghị Tòa án nhân dân ………… xét xử giám đốc thẩm

3. Tạm đình chỉ thi hành Bản án (Quyết định) ……… số …….  ngày …. tháng …. năm ……. của Tòa án nhân dân …………… về phần(14)…….. cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm (nếu có).

Nơi nhận:

– Ghi theo quy định tại Điều 336 BLTTDS(16);

– Lưu: VT (VP, ….), hồ sơ vụ án.

CHÁNH ÁN (15)

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

4. Soạn thảo Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm:

Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn soạn thảo như sau:

(1) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ban hành quyết định kháng nghị.

(2) Nguyên đơn là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên ghi ngày, tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên). Trường hợp nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.

(3) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của nguyên đơn và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với nguyên đơn; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “được uỷ quyền theo văn bản ủy quyền ngày… tháng… năm…”. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, thì ghi họ tên, chức vụ của người đó.

(4) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều nguyên đơn thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn nào.

(5) và (8) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (2).

(6) và (9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

(7) và (10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

(11) Trích phần quyết định của Bản án sơ thẩm, phúc thẩm (nếu có) bị kháng nghị.

(12) Nhận xét, phân tích những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

(13) (14) Trường hợp kháng nghị toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì bỏ “về phần…”; trường hợp kháng nghị một phần bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì ghi cụ thể phần bị kháng nghị (ví dụ: về phần bồi thường thiệt hại…”.

(15) Trường hợp Chánh án uỷ quyền cho Phó Chánh án ký kháng nghị thì ghi như sau:

KT. CHÁNH ÁN

PHÓ CHÁNH ÁN

(16) Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì gửi quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao (để biết), đồng thời gửi quyết định kháng nghị và hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.



[ad_2]

Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc
Logo
Enable registration in settings - general