Mẫu công hàm (170/HS) và hướng dẫn soạn thảo chi thiết nhất - Tải ngay - Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc

Mẫu công hàm (170/HS) và hướng dẫn soạn thảo chi thiết nhất – Tải ngay

Rate this post

[ad_1]

Công hàm là gì? Mẫu Công hàm (170/HS)? Soạn thảo Công hàm (170/HS)? Hoạt động tiếp nhận, xử lý ủy thác tư pháp về hình sự cho nước ngoài?

Tương trợ tư pháp trong hình sự là hoạt động không thể thiếu trong giải quyết vụ án hình sự. Bên cạnh Bộ Công an thì Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng là cơ quan trung ương của Nhà nước trong hoạt động tương trợ tư pháp hình sự. Khi có các yêu cầu về hình sự với cơ quan nước ngoài khác thì Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sẽ có công hàm nhằm thể hiện đề nghị của mình. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về mẫu Công hàm (170/HS).

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7:

* Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

Luật Tương trợ tư pháp năm 2007;

Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09 tháng 01 năm 2018 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố.

1. Công hàm là gì?

Tương trợ tư pháp về hình sự là việc các quốc gia giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong việc điều tra, truy tố hoặc các thủ tục tố tụng khác trong các vấn đề về hình sự thông qua các cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia trên cơ sở điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà các quốc gia ký kết hoặc tham gia hoặc nguyên tắc “có đi có lại”. Cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam có thể yêu cầu tương trợ tư pháp về các hoạt động như tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang cư trú ở nước được yêu cầu; hoặc triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu cầu; yêu cầu thực hiện hoạt động thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ án hình sự tại Việt Nam; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đang ở nước mà người đó mang quốc tịch (Khoản 1 Điều 20 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007)

Tại Khoản 2 Điều 493 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau: “2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Cơ quan trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự và những hoạt động hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật.”. Theo quy định này thì Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chính là cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tương trợ tư pháp. Bên cạnh Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thì Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh cũng là cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp trong tương trợ tư pháp về hình sự.

Đóng vai trò là cơ quan trung ương, nên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tương trợ tư pháp. Khi có yêu cầu tương trợ tư pháp, thì Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về yêu cầu của mình. Văn bản đó gọi là Công hàm có ký hiệu là 170/HS. Như vậy, có thể hiểu Công hàm (170/HS) là văn bản do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành nhằm gửi đến cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để yêu cầu thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự nhất định. Công hàm này chính là Văn bản ủy thác tư pháp về hình sự.

Công hàm (170/HS) được dùng trong hoạt động ủy thác tư pháp, nhằm thể hiện nội dung đề nghị của cơ quan tại Việt Nam đối với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Đây cũng chính là một trong các căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài từ chối hoặc thực hiện theo đề nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về tương trợ tư pháp hình sự. Theo quy định tại Điều 19 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 quy định về nội dung cần có đối với văn bản ủy thác tư pháp về hình sự nói chung và công hàm nói riêng cần có những nội dung:

“Điều 19. Văn bản ủy thác tư pháp về hình sự

1. Văn bản ủy thác tư pháp về hình sự phải có các nội dung sau đây:

a) Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;

b) Tên, địa chỉ cơ quan ủy thác tư pháp;

c) Tên, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan được ủy thác tư pháp;

d) Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân; tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp về hình sự;

đ) Nội dung công việc được ủy thác tư pháp về hình sự phải nêu rõ mục đích ủy thác; tóm tắt nội dung vụ án, các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật và hình phạt có thể được áp dụng; tiến độ điều tra, truy tố, xét xử; thời hạn thực hiện ủy thác.”

Đây là những nội dung mà công hàm cần phải có.

2. Mẫu Công hàm (170/HS):

Công hàm (170/HS )được quy định trong Phụ lục của Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09 tháng 01 năm 2018 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố. Mẫu văn bản như sau:

Mẫu số 170/HS Theo QĐ số 15 ngày 09 tháng 01 năm 2018

CÔNG HÀM [1]

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: ……/VKSTC-V13

Hà Nội, ngày …… tháng …… năm ……

Kính gửi:………[2]…………

Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin gửi lời chào trân trọng tới………..[2] ……

Trên cơ sở ……[3]……, Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam trân trọng đề nghị………[2]………hỗ trợ thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp đối với ……[4]……

Nội dung cụ thể được nêu trong Yêu cầu số ……[5]…….. của ………[6]………..và đề nghị ……[2]…….tạo điều kiện để yêu cầu được thực hiện trong thời gian sớm nhất………[7]……

Cam kết thực hiện nguyên tắc có đi có lại………[8]….…

Nhân dịp này, Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tích cực của ……[2]…… và mong muốn tăng cường hợp tác chặt chẽ giữa hai cơ quan.

Tài liệu đính kèm:[9] ……../.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ[10]

(Ký tên, đóng dấu)

3. Soạn thảo Công hàm (170/HS):

Công hàm (170/HS) được hướng dẫn soạn thảo như sau:

[1] Dùng cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao

[2] Ghi tên Cơ quan Trung ương được ủy thác tư pháp. Nếu giữa Việt Nam và nước ngoài có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự thì cơ quan được ủy thác tư pháp là cơ quan có thẩm quyền theo quy định của điều ước quốc tế đó. Nếu Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về hình sự thì cơ quan được ủy thác tư pháp là cơ quan có thẩm quyền nước ngoài (tham khảo danh sách các Cơ quan Trung ương về tương trợ tư pháp do UNODC cung cấp)

[3] Ghi rõ văn bản pháp lý mà dựa vào đó hai nước thực hiện ủy thác tư pháp cho nhau. Trường hợp hai nước đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự thì ghi đầy đủ tên Hiệp định đó. Trường hợp hai nước chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự thì ghi căn cứ nguyên tắc có đi có lại; văn kiện pháp lý quốc tế mà cả hai nước là thành viên (nếu có)

[4] Ghi rõ tên vụ án hình sự liên quan đến ủy thác tư pháp

[5] Ghi số Yêu cầu ủy thác tư pháp của cơ quan lập ủy thác

[6] Ghi rõ tên cơ quan lập ủy thác tư pháp

[7] Trường hợp cơ quan ủy thác tư pháp xác định thời gian mong muốn nhận được kết quả thực hiện thì ghi rõ thời gian (Ví dụ: Thời hạn nhận kết quả tương trợ tốt nhất là trước ngày… tháng … năm …)

[8] Trường hợp ủy thác tư pháp căn cứ nguyên tắc có đi có lại thì ghi rõ cam kết: Việt Nam cam kết sẽ thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự tương tự của phía nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam

[9] Liệt kê các văn bản gửi kèm theo Công hàm (gồm … trang tiếng Việt và … trang tiếng nước ngoài)

[10] Ghi rõ tên, chức vụ, đơn vị, cơ quan công tác của người ký

4. Hoạt động tiếp nhận, xử lý ủy thác tư pháp về hình sự cho nước ngoài:

Đối với việc tiếp nhận, xử lý ủy thác tư pháp về hình sự cho nước ngoài: Ủy thác tư pháp về hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam gửi đến các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài được thực hiện theo đúng quy định của Luật tương trợ tư pháp và quy trình sau:

– Các đơn vị thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam khi có yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự với nước ngoài thì lập và gửi hồ sơ ủy thác tư pháp đến Vụ Hợp tác quốc tế – Viện kiểm sát nhân dân tối cao để kiểm tra tính hợp lệ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện. Hồ sơ ủy thác tư pháp được lập theo quy
định tại Điều 18, Điều 19 Luật tương trợ tư pháp.

– Trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp không hợp lệ thì Vụ Hợp tác quốc tế – Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lại cho cơ quan đã lập hồ sơ và nêu rõ lý do, đồng thời hướng dẫn việc lập lại hồ sơ. Khi nhận được kết quả ủy thác tư pháp của phía nước ngoài, Vụ Hợp tác quốc tế – Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ chuyển cho cơ quan đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp , đồng thời thông báo cho đơn vị nghiệp vụ có liên quan thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao để biết, theo dõi



[ad_2]

Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc
Logo
Enable registration in settings - general