Mẫu hợp đồng dân sự là gì? Mẫu hợp đồng dân sự thông dụng? - Mới nhất - Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc

Mẫu hợp đồng dân sự là gì? Mẫu hợp đồng dân sự thông dụng? – Mới nhất

Rate this post

[ad_1]

Mẫu hợp đồng dân sự là gì? Mẫu hợp đồng dân sự để làm gì? Mẫu hợp đồng dân sự thông dụng? Hướng dẫn làm hợp đồng dân sự?

Hiện nay thì nhắc tới hợp đồng có thể thấy có rất nhiều loại hợp đồng giao dịch dân sự trao đổi mua bán khác nhau chúng ta gọi chung là hợp đồng dân sự, hợp đồng dân sự đônga vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi và nghĩa cụ thực hiện hợp đồng của các bên với nhau. Vậy thì mẫu hợp đồng dân sự là gì? Mẫu hợp đồng dân sự thông dụng hiện nay được làm như thế nào? Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7:

1. Mẫu hợp đồng dân sự là gì?

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì các giao dịch cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các bên tham gia. Chính vì vậy, việc hạn chế các rủi ro ngay từ khi soạn thảo Hợp đồng là hết sức quan trọng, nhất là trong hoạt động kinh doanh.

Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận, trao đổi, thống nhất ý chí của các bên để đạt được mục đích là xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là một hình thức của giao dịch dân sự.

Chủ thể giao kết hợp đồng dân sự bao gồm các cá nhân gồm cả công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, pháp nhân và hộ gia đình. Các bên chủ thể này phải đáp ứng được điều kiện nhất định.

2. Mẫu hợp đồng dân sự để làm gì?

Hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định. Dưới góc độ pháp lý thì hợp đồng dân sự được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015). Hợp đồng dân sự là một bộ phận các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau.

Mục đích của pháp luật về Hợp đồng dân sư đó chính là nhằm bảo vệ quyền tự do ý chí của các bên. Quyền tự do ý chí này chỉ bị hạn chế bởi một số ngoại lệ nhằm bảo vệ trật tự công hoặc nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba.

3. Mẫu hợp đồng dân sự thông dụng?

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

Số: … /…/HDVTS/DGLAW

Căn cứ Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

Căn cứ …

Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20….., tại … chúng tôi gồm có:

Bên cho vay tài sản (sau đây gọi tắt là bên A):

Tên tổ chức: …

Địa chỉ trụ sở: …

Mã số doanh nghiệp: …

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Chức vụ: …

Điện thoại: …

Email: …

(Trường hợp bên cho vay tài sản hoặc bên vay tài sản là cá nhân thì được ghi như sau):

Họ và tên: …

Năm sinh: …/ …/ …

Chứng minh nhân dân số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: …

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …

Chỗ ở hiện tại: …

Điện thoại: …

Email: …

Bên vay tài sản (sau đây gọi tắt là bên B):

Tên tổ chức: …

Địa chỉ trụ sở: …

Mã số doanh nghiệp: …

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Chức vụ: …

Điện thoại: …

Email: …

Hai bên thỏa thuận và đồng ý ký kết hợp đồng vay tài sản với các điều khoản như sau:

Điều 1. Đối tượng của hợp đồng

Tài sản vay: …

Chủng loại tài sản: …

Số lượng tài sản: …

Chất lượng: …

Điều 2. Kỳ hạn

Kỳ hạn vay tài sản theo hợp đồng này là … tháng, kể từ ngày …/ …/ …

Điều 3. Lãi suất

Thời điểm tính lãi suất, kể từ ngày …/ …/ …

Mức lãi suất là: … %/ …

(Thời điểm và mức lãi suất vay tài sản do bên A và bên B thỏa thuận và ghi cụ thể vào hợp đồng. Lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác).

Điều 4. Mục đích sử dụng tài sản vay

Tài sản vay được sử dụng cho mục đích …

Điều 5. Thời hạn, địa điểm và phương thức giao tài sản vay

Thời hạn bên A giao tài sản vay cho bên B là: … ngày, kể từ ngày …/ …/ …

Địa điểm bên A giao tài sản vay cho bên B tại: …

Phương thức giao tài sản vay: Bên A giao tài sản vay cho bên B nhận một lần hoặc … lần và trực tiếp.

Điều 6. Thời hạn, địa điểm và phương thức trả tài sản vay

Thời hạn bên B trả tài sản vay cho bên A là: … ngày, kể từ ngày …/ …/ …

Địa điểm bên B trả tài sản vay cho bên A tại: …

Phương thức trả tài sản vay: Bên B trả tài sản vay cho bên A nhận một lần hoặc … lần và trực tiếp.

Điều 7. Quyền sở hữu đối với tài sản vay

Bên B trở thành chủ sở hữu tài sản vay, kể từ thời điểm được bên A giao tài sản vay.

Điều 8. Quyền, nghĩa vụ của các bên

Quyền, nghĩa vụ của bên A:

Giao tài sản cho bên B đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng theo đúng thời hạn, địa điểm và phương thức đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

Cung cấp thông tin cần thiết cho bên B biết rõ về tình trạng, cũng như các khuyết tật của tài sản cho vay (nếu có), khi giao tài sản cho bên B.

Kiểm tra việc sử dụng tài sản vay của bên B và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên B vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.

Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Quyền, nghĩa vụ của bên B:

Trả tài sản vay cho bên A đầy đủ, đúng chủng loại, chất lượng, số lượng theo đúng thời hạn, địa điểm và phương thức đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

Trả lãi suất vay tài sản cho bên A theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng này.

Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Điều 9. Chi phí khác

Lệ phí công chứng, chứng thực hợp đồng này do bên  … chịu trách nhiệm thực hiện thanh toán theo đúng quy định của pháp luật.

Chi phí liên quan đến việc vận chuyển, bảo vệ tài sản, … do bên … chịu trách nhiệm thực hiện thanh toán theo đúng quy định của pháp luật (Bên A và bên B tự thỏa thuận và ghi cụ thể vào hợp đồng).

Điều 10. Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì bên A và bên B tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp bên A và bên B không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Cam đoan của các bên

Bên A cam đoan:

Thông tin về nhân thân, tài sản cho vay ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

Tài sản cho vay thuộc trường hợp được cho vay theo quy định của pháp luật;

Tại thời điểm giao kết hợp đồng này: Tài sản cho vay không có tranh chấp; Tài sản cho vay không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng này.

Bên B cam đoan:

Những thông tin về nhân thân ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

Đã xem xét kỷ, biết rõ về tài sản vay tại Điều 1 của hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản (nếu có);

Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này.

Điều 12. Các thỏa thuận khác

Hai bên đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.

Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nói thêm điều kiện gì khác.

Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản./.

BÊN B

(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

BÊN A

(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

4. Hướng dẫn làm mẫu hợp đồng dân sự:

1. Cơ cấu nội dung dự thảo HĐ:

– Phần mở đầu.

– Các nội dung cụ thể của từng loại HĐ.

– Khi cần thiết định nghĩa các từ ngữ chuyên môn.

2. Các vấn đề cần lưu ý chặt chẽ trong quan hệ HĐ:

– Quyền và nghĩa vụ.

– Thời hiệu HĐ.

– Hiệu lực về lãnh thổ (địa điểm thực hiện).

– Thời điểm thực hiện.

– Các hình thức chế tài về vi phạm.

– Các trường hợp giảm, miễn trách nhiệm.

3. Việc chấm dứt quan hệ HĐ:

– Các lý do và điều kiện cho phép chấm dứt HĐ.

– Các hệ quả pháp lý về chấm dứt HĐ.

– Dự kiến tình huống gia hạn, kéo dài HĐ

4. Phần kết thúc HĐ

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Mẫu hợp đồng dân sự là gì? Mẫu hợp đồng dân sự thông dụng” và các thông tin khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.



[ad_2]

Megataxi - Đặt taxi nhanh chóng tiện lợi toàn quốc
Logo
Enable registration in settings - general